Câu 2: Yêu cầu chung về Stvb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10. Văn bản quản lý nhà nước cần được xây dựng và ban hành đảm bảo những yêu cầu chung nào và cho biết thực tiễn hiện nay của công tác này đã đảm bảo thực hiện các yêu cầu đó ra sao? Có thể có những kiến nghị gì để đảm bảo những yêu cầu đó.

Trả lời:

Trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giao dịch giữa cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài.v.v. Văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước.

Có thể thấy, văn bản quản lý nhà nước chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, do đó cần được xem là một bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản quản lý nhà nước luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên biểu hiện của của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường, trong khi đó có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện.

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Theo đó, văn bản có các chức năng cơ bản sau: chức năng thông tin, chức năng quản lý; chức năng pháp lý; chức năng văn hóa - xã hội và các chức năng khác. Với các chức năng như vậy, văn bản quản lý nhà nước có vai trò: Đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước; phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý; phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý; công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.

Để thực hiện tốt chức năng và phát huy tối đa vai trò của văn bản quản lý nhà nước, văn bản quản lý nhà nước cần được xây dựng và ban hành đảm bảo những yêu cầu chung sau đây:

* Thực hiện đúng quy trình:

- Soạn thảo

- Lấy ý kiến tham gia dự thảo

- Thẩm định dự thảo.

- Xem xét thông qua.

- Công bố.

- Gửi và lưu trữ.

* Yêu cầu về nội dung:

Phải đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính công quyền và tính khả thi. Cụ thể:

- Phải đúng đắn về mặt chính trị:

+ Đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức;

- Phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối về mặt pháp lý:

+ Phải đúng thẩm quyền ban hành văn bản;

+ Phải bảo đảm tính thống nhất và tính chính xác của pháp luật;

+ Văn bản của cấp dưới không được trái với văn bản của cấp trên, không được trái với văn bản pháp lý cao hơn;

+ Dẫn chứng, trích dẫn, viện dẫn ở văn bản nào phải thật chính xác;

+ Phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, sự kiện nêu ra phải đầy đủ:

++ Ngắn gọn để tiết kiệm thời gian, vật chất;

++ Rõ ràng để gởi văn bản đi không hỏi đi hỏi lại nhiều lần;

++ Chính xác để không hiểu sai vấn đề, mọi người hiểu vấn đề một cách thống nhất, tránh tình trạng cùng một quy định nhưng mỗi người lại hiểu khác nhau;

+ Sự kiện nêu ra phải đầy đủ để đủ sức thuyết phục, để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, triệt để;

+ Nội dung văn bản chỉ nên tập trung giải quyết có trọng điểm một vấn đề nhất định, không nên dùng một văn bản giải quyết nhiều vấn đề hoặc đưa nhiều chi tiết vụn vặt vào cùng một văn bản;

+ Phải thiết thực đáp ứng yêu cầu cuộc sống;

+ Phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn;

+ Không coi việc ra văn bản là mục đích cuối cùng mà phải phát huy hiệu quả của văn bản (tính thực thi) trong hoạt động quản lý nhà nước là mục đích cuối cùng;

+ Khi cần thiết thì nội dung văn bản phải quy định việc giải quyết hậu quả do các quy định trong văn bản đặt ra;

+ Phải tôn trọng các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

* Yêu cầu về hình thức:

Khi trình bày văn bản phải thể hiện tính trang nghiêm, tính thẩm mỹ của văn bản, bởi đó là bộ mặt của cơ quan, tổ chức Nhà nước (văn bản là sản phẩm hoạt động của cơ quan, tổ chức). Muốn vậy:

- Phải đúng thể thức văn bản do Nhà nước quy định;

- Bố cục phải chặt chẽ, cân đối, hài hòa;

- Đánh máy, sao, in phải sạch sẽ, rõ ràng, không sai sót các lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, không được tẩy xoá...

* Yêu cầu về thời gian:

Văn bản ban hành ra là phải kịp thời (đúng thời điểm), văn bản ban hành quá sớm hoặc quá muộn đều không phát huy được giá trị trong thực tiễn.

Thực tiễn hiện nay của công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước cho thấy, việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước cơ bản đã đảm bảo được các yêu cầu chung, thể hiện trên một số phương diện sau:

Ưu điểm:

+ Về nội dung: đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

+ Về mặt hình thức:

++ Phần lớn các văn bản của Trung ương được soạn thảo và ban hành đúng theo thể thức và kỹ thuật trình bày được quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ;

++ Các văn bản của địa phương ban hành cơ bản đảm bảo về thể thức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ. Tình trạng văn bản gởi đi không có ngày, tháng, năm ban hành, không có con dấu hợp pháp đã được hạn chế tối đa. Tuy nhiên, về kỹ thuật trình bày còn khá tuỳ tiện, sử dụng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ không đúng quy định.

Nhược điểm:

Vẫn còn tình trạng các địa phương ban hành văn bản về xử lý vi phạm hành chính, về ưu đãi khuyến khích đầu tư, về thưởng thuế nhập khẩu trái pháp luật (không đúng thẩm quyền về nội dung, nội dung của văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật) vì lợi ích cục bộ của địa phương; còn xảy ra khá phổ biến hiện tượng ghi số, ký hiệu của quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt vào thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và ngược lại, gây nên sự nhầm lẫn về tính chất pháp lý của văn bản; một số công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật. Phần lớn các văn bản hành chính thông thường chỉ mới đảm bảo được phần thể thức, còn về kỹ thuật trình vẫn còn tuỳ tiện, kiểu trình bày, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ không đúng với quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ (Thông tư 55). Cụ thể là ngày 08/12/2005, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7127/VPCP-HC về việc kiểm tra tình hình thực hiện Thông tư 55 đối với các văn đến văn phòng Chính phủ, theo đó có 1.289 văn bản có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản so với quy định của Thông tư 55.

* Để đảm bảo các yêu cầu chung trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước cần phải:

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại các văn bản sau:

(1) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

(2) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

(3) Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

(4) Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

(5) Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

(6) Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hoạt động xây dựng, thẩm định, kiểm tra và rà soát hệ thống văn bản QPPL. Các Bộ, ngành, địa phương cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL, tăng cường khả năng cập nhật thông tin cho đội ngũ này.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ lãnh đạo), nhằm trang bị cho cán bộ, công chức một lượng kiến thức cần thiết về kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản để áp dụng vào thực tiễn công tác.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần phải quan tâm đúng mức đến công tác văn thư. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công chức thuộc quyền thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành có liên quan trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro