Câu 20 đến 33 LSVN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 20: đặc trưng cơ bản của chế định dân sự trong QTHL , giá trị tham khảo , thừa kế

a.     giá tị tham khảo 

* Đặc trưng cơ bản của chế định dân sự của QTHL 

+ ít khoản hơn so với luật hình sự

+ quy định về chế độ tư hữu ruộng đất ; điều chỉnh quan hệ trong mua bán , cầm cố và kế thừa ruộng đất ( cấm hành vi chiếm đoạt và tranh giành ruộng đất...)

+ Quy định về tài sản khi vay nợ phải có văn tự nếu vay quá hạn không trả thì bị phạt trượng và bắt bồi thường gấp đôi , cấm chiếm đoạt của công ...

+ Quy định về thừa kế -> có 2 hình thức : theo di chúc và theo luật , theo luật ; cha mẹ, vợ chồng , con cái đều có quyền thừa kế tùy theo quan hệ mà được chia theo mức độ khác nhau . Đối với ruộng hương hỏa quyền thừa kế trước hết thuộc người con trai trưởng của vợ cả , nếu không có con trai thì chia cho con gái trưởng ( Đ 389, 391 )

-> phản ánh sự phát triển của quan hệ sản xuất Phong kiến cũng như chế độ tư hữu đương thời những quy định về hợp đồng , về thừa kế vừa phù hợp với sự phát triển thực tế của xh lúc đó , vừa mang tính tiến bộ và nhân ái ( như việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ...)

b.    giá trị kế thừa: ( AI  CÓ  LÀM  ƠN  UPDATA  LÊN FACEBOOK  CHO MỌI  NGƯỜI  CÙNG  HỌC  VỚI J)

Câu 21: đặc trưng cơ bản về chế định hôn nhân và gia đình trong QTHL giá trị kế thừa

+ tập trung bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền , chế độ hôn nhân tự do , nhiều vợ.

+ xuất phát từ những quan niệm của tư tưởng nho giáo nên các điều khoản trong bộ luật đều đề coa vai trò của người đàn ông , người cha , người chồng , người vợ cả và con trưởng .

+ quan niệm hôn nhân không tự do được thể hiện trong những quy định về việc kết hôn .Theo quy định ở điều 314 , việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp khi có sự đồng ý của hai bên cha mẹ , có việc trao đồ sính lễ trước sự chứng kiến của họ hàng hai bên.

+ Không có điều khoản nào đè cập tới và chỉ một phần , quyền tự do quyết định của hai người - đối tượng tạo nên cuộc hôn nhân.

+ việc hôn nhân k đc vi phạm điều cấm đoán tư tưởng đề cao chế độ gia tộc phụ quyền đã được cụ thể hóa trong những quy định về quan hệ vợ chồng , quan hệ giữa cha mẹ và con cái .

+ người cha , người chồng có quyền quyết định về quan hệ vợ chồng có quyền quyết định các việc quan trọng của gia đình .

+ công nhận quyền nhiều vợ của đàn ông và xử phạt nặng nếu phụ nữ không chung thủy với chồng 

+ người phụ nữ nếu đánh chồng thì bị đày đến châu ngoai , đánh bị thương thì đày đi châu xa điền sản phải trả lại cho chồng.

+ k quy định việc xử phạt nếu chồng đánh vợ bị thương người thường 3 bậc ( điều 482) . luật này còn quy định buộc ng đần ông phải bỏ vợ nếu ngươì vợ vi phạm vào điều nghĩa tuyệt còn gọi là "thất xuất " k có con k thờ phụng cha mẹ chồng , dâm đãng lắm lời , ghen tuông và ác tật ( điều 310)

+ công nhận chế đọ đa thê nên có thêm khoản phân biệt vị trí cao thấp , sang hèn giữa vợ cả và với vợ lẽ và nàng hầu thê thiết

-> thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ giữa vợ và chồng .

* giá trị kết thừa mặc dù có những hạn chế khắt khe đối với ng phụ nữ trong một sốtrường hop quen cuag phụ nữ duoctôn trọng và chú ý . đề coa quyền tín nghĩa không cho phép sự bội ước sau khi đính hôn . điều 307 cho phép ng vợ có quyền đệ trình và xin được bo chồng nếu ng chồng bỏ roi vơi trong năm tháng . điều này ít nhiều góp phần ngăn chặn sự thiếu trách nhiệm của người chồng với ng vọ và giúp vợ có thể giải phóng mình

+ về mặt kinh tế ng con gái dc hưởng quyền thừa kế gia tài.vs con trai ( đ 387 ) trường hơp k có con trai con gái trưởng dc giao đất hương hỏa để cúng bố mẹ , tổ tiên (đ 390)

+ khi ly hôn pháp luật công nhận cho người vợ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình và đc một số tài sản chung do hai vợ ck gây dungwjh ( điều 373, 374) 

-> đó là những quy định phần nào gần gũi vs pl tiến bộ ngày nay . Đây là 1 trong những điểm độc đáo và đặc sắc được đánh giá cao , bởi lẽ những điều khoản tiến bộ và nhậ ái đó hầu hết chỉ có ở QTHL đến bộ luật Gia long quyền phụ nữ ít đc đề cập tới.

Câu 22 : nêu nhận xét về những quy định tố tụng hình sự và về thủ tục pháp lý nói chung trong QTHL.

- những quy định tố tụng hình sự 

        Đưa ra được những quy định và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo tình anh em , tình cảm vợ chồng .

* thủ tục pháp lý 

-QTHL là bộ luật đầu tiên có những quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục tố tụng 

+ trước hết quy định cấp xét xử đối với từng loại việc .

+ thời hạn xét xử đối với từng loại việc được quy định rõ ràng

+ khi xét hỏi phải thấu tình đạt lý khi định tội phải theo đúng luật

+ việc khám xét phải do quan lại có trách nhiệm tiến hành 

-> có thể thấy nội dungcacs quy định thủ tục mang tính chặt chẽ cụ thể mà thể hiện được tính tiến bộ , nhân ái đối với con người 

+ ngăn chặn sự tùy tiện và thiên tư trong xét xử , đè cao vai trò của pháp luật trong hoạt đọng của n n cũng như trong viêc điều chỉnh các quan hệ xh phong phú đa dạng .

Câu 23: kỹ thuật pháp lý trong QTHL

        Bộ luật Hồng Đức ( QTHL) đã có kỹ thuật lập pháp hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời và những đặc điểm tiệm cận gần gũi với các kỹ thuật pháp lý hiện đại 

- cách diễn đạt các quy phạm pl trong bộ luật HĐ rất độc đáo 

+ đa phần các điều luật đc xd theo phương thức cả 3 bộ phận là giả dịnh , quy định ,chế tài đồng thời xuất hiện trưc tiếp thậm chí ngay trong cùng một điều luật . Trong khi đó pl hiện hành k xuất hiện trực tiếp cả 3 bộ phận giả định , quy định , chế tài .mà thường chỉ có 2 bộ phận là giả định và quy định hoặc quy định và chế tài.

+ mô tả ngắn gọn lại một tình huống cụ thể giúp cho các quy phạm , trở nên dễ thuộc , dẽ nhớ đồng thời khiến một tình huống pháp lý khá phúc tạp chuyển hóa thành một tình huống đơn giản 

+ trong Bô luật HĐ từ một sự kiện hay 1 vụ việc nhà làm luật đã khéo léo lường trc các vấn đề pháp sinh xung quanh vụ việc đó .

- chủ yếu là các quy phạm pl theo hướng hính sự 

+ sở dĩ có điều này vì BLHĐ đã tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo nên các nhà làm luật triều lê đã đưa ra những quy định hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo , tình anh em , tình cảm vợ chồng .

+ so với pháp luật hiện hành thì những văn bản pl ngày nay đã được phân chia theo một cách chặt chẽ các quy định pl thành các ngành luật cụ thể theo tư duy pháp lý hiện đại ,trong đó k chỉ chú ý trọng các quy phạm pl hình sự 

- đư ra những chế tài dứt khoát 

+ quy định các chế tài dưới dạng cố định nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng vs mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể rõ ràng -> điều này giúp đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng luật của cơ quan nhà nước , tránh việc áp dụng luật tùy tiện .

- Các chế tài có tính răn đe 

+ hình phạt là các chế tài phổ biến đối vs hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực hình sự , dân sự , hôn nhân gia đình ...Trong đó phải nói tới " ngũ hình " đc quy định ngay điều 1 BLHĐ là 5 hình phạt đc sắp xếp theo thứ tự nặng dần bnaop gồm những hình thức vô cùng là hà khắc : xuy , trượng , đồ , lưu và tử .

- BLHĐ có mức điều chỉnh cụ thể chi tiết vụn vặt -> giúp ng dân dễ hiểu dễ nắm bắt và dễ thực hiện và hạn chế lạm quyền . Tuy nhiên , chi tiết quá mức dẫn đến khả năng thích ứng kém với thực tiễn luôn thay đổi.

+ điểm tiên bộ : là nó có một bước tiến hóa căn bản trong việc cải thiện địa vị ng phụ nữ trong XHPK .Vai trò ng phụ nữ dc đề cao rất nhiều so vs các bboj luật đương thời trong các khu vực . Nó cho thấy ng vợ có quyền quản lý tải sản của gia đình ( chị chồng chết ) và họ có quyền thừa kế như nam giới .

+ hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê . bộ luật trừng phạt rất nặng các tội phá hoại đê điều ( điều 596) chặt phá cây cối , lúa má người khác , tự tiện giết trâu ngựa .

+ thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường trong bộ luật có nhiều điều trừng phạt nghiêm khắc những quyền quý ức hiếp thường dân ( 294,300,302...) 

So vs luật Gia Long luật HĐ chưa có tính khái quát và phân nganhg rõ như HVLL

Câu 24: Những đặc điểm cơ bản về tổ chức nhà nước triều Nguyễn 

     *   Đặc điểm cơ bản :

- sự kế thừa 

+ giữ lại các lục bộ lục hoa, lục tư và các cơ quan chuyên môn khác .

+ giữ lại sự phân cấp hành chính 

+ Dựa trên nền tảng Nho Giaó

+ bảo lưu những giá trị phong tục tập quán người Việt 

- Bản sắc riêng : 

sự tập trung háo cao độ quyền lực vào tay hoàng đế thể hiện ở việc lập ra chế độ "tứ bất "

+ k lập tể tướng 

+ k lập hoàng hậu

+ k lập trạng nguyên 

+ k phong vương trừ những ng có công trong hoàng tộc 

- các chế định về giám sát và tư pháp 

        Trong thời kỳ phong kiến k có các chức danh chuyên về tư pháp nhưng triều Nguyễn đã thiết lập 1 số cơ quan có chức năng giám sát và tư pháp thể hiện ở hai thiết chế : độ sát viện và kinh lược sử .Đây là " tai mắt " của vua từ TW -> địa phương trong đó đô sát viện thay mặt , nhân nhà vua còn kinh lược sử là chế độ thanh tra đặc biệt với các địa phương thông qua các phán đoán chế định về giám sát , và tư pháp của triều Nguyễn chính là sự biểu hiện sơ khai của nguyên tắc làm thế đối trọng .

- chế độ quản lý làng xã : vừa tôn trọng chế độ quản lý xã dân gian , vừa có sự can thiệt của triều đình để hạn chế tính tự trị cảu làng xã .

+ hội đồng kỳ mục : gồm các thân hào danh tiếng , uy tín trong xã , chỉ chịu trách nhiệm trước dân địa phương chứ không chịu trách nhiệm trc cơ quan hành chính cấp trên.

+ lý trưởng xã trưởng do dân bầu ra cơ quan hành chính chấp hành .

Tư pháp.

Ghi nhận hình thức " pháp đinh xa " giải quyết theo các nguần: 

+ lệ làng 

+ thỏa thuận của các bên 

- phân quyền và tài sản 

Bối cảnh 

       Làng thổ Đại Việt rộng lớn nên cần áp dụng những biện pháp linh hoạt tạm thời để quản lý hành chính nhà nước 

Biểu hiện :

+ miền bắc và miền nam đặt thêm hai địa vị : Bắc thành và Gia Định Thành giao cho hai quan võ làm tổng trấn . đây là cấp trung gian giữa triều đình và phủ trấn 

+ miền trung k có cấp trung gian 

+ xd một bộ máy tương đối hoàn thiện cho cấp thành . Tổng trấn -> 3 tào ( binh, tư , pháp - sản xuất -dân sự , hành chính ) -> các công ty -> 6 phòng ứng vs 6 bộ 

+ hoàng đé vẫn kiểm soát các thành 

+ tản quyền : TƯ cử ng về nắm vương làm tai mắt của vua , giám sát lại các địa phương ( kinh lược sử )

Nhận Xét

+ chế độ tập - phân - tản quyền .

+ chế độ quản lý quan lại rất được coi trọng và được quy định chặt chẽ cụ thể trong HVLL

+ tôn trọng pháp lý địa phương 

+ tiếp tục khảng định học thuyết Nho gióa kết hợp giữa đức trị và pháp trị

Câu 25:Đặc điểm cơ bản về pháp luật triều Nguyễn:

- Pháp luật của triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX là nền pháp luật phong kiến, phản ánh và củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam.

+ Ví dụ: Tội mưu phản và mưu đại nghịch, luật quy định trách nhiệm hình sự tập thể khi: Ông, cha, con, cháu trai, anh em của can phạm từ 16t trở lên đều bị xử chém ,từ 15t trở xuống cùng với mẹ, con gái, vợ, chị em, con dâu đều bị bắt làm nô tỳ ở các nhà quyền quý, toàn bộ tài sản bị tịch thu.Người nào biết việc mà không tố cáo sẽ bị xử chém (Điều 223)

+ Các vua liên tục ban hành những quy định nhằm củng cố quyền tư hữu ruộng đất và thu thuế ruộng đất.

+ Luật cấm vệ nhằm bảo vệ nơi ở của vua, cung điện, hoàng thành.

- Để củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật.Sản phẩm tiêu biểu là Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long) ban hành 1815.

+ Có sự khảo xét Quốc triều hình luật nhưng gần hết là mô phỏng  theo bộ luật của nhà Thanh ( kể các điều khoản và các lệ kèm theo).

+ Gồm 398 điều, chia làm 22 quyền.Các điều khoản chia làm 6 loại tương đương 6 bộ phụ trách .Có phần Danh lệ, quy định những nguyên tắc chung  về tội phạm và hình phạt.

Câu 26: Bộ HOàng Việt luật Lệ ( luật Gia Long ) tính chất, phạm vi điều chỉnh so với Quốc Triều Hình Luật về phương diện nhân văn, kỹ luật pháp lý

       Luật Gia Long gồm 398 điều , chia làm 22 quyển. Các điều khoản của Bộ luật được chia làm 6 loại tương đương do 6 bộ phụ trách

a) kỹ thuật lập pháp

      ” Quốc triều Hình Luật là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt  Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều  đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thé kỷ XIX : Hoàng Việt Luật Lệ do Gia Long ban hành năm 1813

        Trong khi đó, bộ Hoàng Việt Luật Lệ thì lại bị kết luận là sao chép luật nhà Thanh, vì thế nó có một vai trò rất mờ nhạt. Người khẳng định điều đó cũng là tác giả Vũ Văn Mẫu, ông đã viết trong cuốn “ Cổ luật VN và tư pháp sử ”  như sau :

     “ Về hình thức, bộ Hoàng Việt Luật Lệ  so với bộ luật nhà Thanh chép gần đúng toàn thể nguyên văn…”

       “ Bộ Hoàng Việt luật lệ đã chép nguyên văn của bộ luật nhà Thanh nên mất hết cá tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê, không còn lưu lại  một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn...”

b) phương diện nhân văn

- Nói đến bộ luật Hồng Đức là nói đến niềm tự hào dân tộc: bởi lẽ nó mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta có thể thấy ngay từ thế kỉ thứ XV dưới thời đại phong kiến vậy mà bộ luật Hồng Đức ra đời mang theo những giá trị sau sắc: bộ luật mang tính chất nhân đạo cao, chú ý đến bộ người già , trẻ em phụ nữ, bình đẳng xã hội, những quyền lợi về kinh tế, chú ý đến bảo vệ lợi ích cho nhân dân

- Bộ luật Gia Long là bộ luật ra đời sau ( đầu thế kỉ XĨX ) tuy vậy bộ luật này với giá trị nhân văn kém hơn hẳn so với bộ Luật Hồng Đức. Nó được xem là bản sao luật bộ luật nhà Thanh vì thế nó gần như đã đi tính chất nhân đạo, với những hình phạt hà khắc, ghê rợn. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu sử học đánh giá thì mặc dù sao chép bộ luật nhà Thanh xong bộ luật này đã bỏ bớt một số hình phạt khắc nghiệt, vẫn có một giá trị nhân văn nhất định

c) về phạm vi điều chỉnh

       Bộ luật Gia Long được xem là bản sao chép của bộ luật Hồng Đức Và bộ luật nhà Thanh vì vậy phạm vi điều chỉnh của bộ luật cũng đầy đủ trên các lĩnh vực : Hính sự , dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng…

Câu 27: những đặc điểm cơ bản về tổ chức nhà nước thời Pháp thuộc

Sau khi Pháp hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam chúng chia nước ta ra làm 3 miền

Bắc Kỳ, Trung Kỳ , và Nam Kỳ , thực hiện chính sách “ chia để trị “

a) Bắc kỳ chia 5 đơn vị hành chính

cấp trung ương,

cấp tỉnh

cấp thành phố

đạo quan binh

cấp xã

b) Trung kỳ có 2 hệ thống chính quyền song song : một của nhà Nguyễn , hai là của Pháp

Chính quyền nhà Nguyễn:

tứ trụ triều đình và Hội đồng phụ chính

 Viện cơ mật

 Các bộ

 viện đo sát

phủ tôn nhân

Hệ thống chính quyền của TD Pháp

+ cấp trung ương

+ cấp tỉnh

+ cấp thành phố

+ cấp xã

c) Nam Kỳ

cấp trung ương

cấp tỉnh , thành phố

cấp tổng

cấp xã

câu 28 : những đặc điểm cơ bản về pháp luật thời kỳ thuộc Pháp

       Để phục vụ cho quá trình xâm lược, bình định và mục đích khái thác thuộc địa, đi đôi với việc thiết lập củng cố bộ máy chính quyền thuộc địa, thực dân Pháp đã thi hành và áp dụng ơ Việt Nam một “ hệ thống pháp luật hà khắc cùng với một hệ thống tòa án nhà tù dày đặc”

       Chúng dùng chính sách “ chia để trị”  trong việc tổ chức chính quyền mà còn áp dùng cả trong việc thi hành pháp luật 3 miền, sử dụng bộ luật Gia Long, lập thêm vô số các điều luật ở tất cả các ngành luật với những hình phạt khắc nghiệt, mở thêm nhiều nhà tù, tòa án….

Câu 29: Ảnh Hưởng của nền văn hóa pháp luật  Pháp tới nền văn hóa pháp luật Việt Nam

       Khi Pháp sang đô hộ nước ta, hộ đã mang theo những luồng tư tưởng khác nhau đến Việt Nam, từ văn hóa, tôn giáo và cả pháp luật. Có thể nói nền văn hóa pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sau sắc từ nền văn hóa pháp luật Pháp, đặc biệt từ bộ luật Napoleon,và La Mã

       Bộ luật dân sự giản yếu của Nam kỳ ban hành 1884, bộ luật này có kết cấu chặt chẽ với bộ luật Napoleon,thậm chí có nhiều thiên chép y nguyên.

       Bộ luật dân sự Bắc kỳ ban hành 1931 : bộ luật này tiếp nhận có chọn lọc nội dung của bộ luật Napoleon

       Bộ luật dân sự Trung Kỳ ban hành 1936: bộ luật này có những quy định hợp đồng giống với luật La Mã

       Ngoài ra còn chịu nhiều luồng tư tưởng Pháp luật khác : như Tuyên ngôn Nhân quyền và công dân 1789, hiến pháp 1791...

Câu 30: Hiến Pháp năm 1946, tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa

-         Giá trị thừa kế:

+ Trước hết, để lạm quyền không thể xảy ra thì Hiến pháp đã được đặt cao hơn Nhà nước. Về mặt thủ tục, điều này có thể đạt được bằng hai cách: 1. Hiến pháp phải do Quốc hội lập hiến thông qua; 2. hoặc Hiến pháp phải do toàn dân thông qua. Hiến pháp 1946 đã thực sự do một Quốc hội lập hiến thông qua. Theo quy định của Hiến pháp 1946, nước ta không có Quốc hội mà chỉ có Nghị viện nhân dân với nhiệm kỳ 3 năm. Như vậy, đáng ra nếu không có chiến tranh, sau khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội sẽ tự giải tán để tổ chức bầu Nghị viện nhân dân. Nghị viện nhân dân không thể tự mình sửa đổi hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70).

     +Hai là, các quyền của người dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm. Ví dụ, Điều 10 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận; -Tự do xuất bản; - Tự do tổ chức và hội họp; - Tự do tín ngưỡng; -Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”; Điều 12 quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Như chúng ta thấy, Hiến pháp không đặt vấn đề Nhà nước bảo đảm các quyền đó, mà ghi nhận các quyền đó như những quyền đương nhiên (do tạo hóa ban cho). 

      +Ba là, việc phân cấp, phân quyền được thực hiện khá mạch lạc, và nhiều cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau đã được thiết kế. Ví dụ, quyền “kiểm soát và phê bình Chính phủ” của Ban thường vụ Nghị viện (Điều 36); quyền của “nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện” (Điều 40); Thủ tướng có quyền nêu vấn đề tín nhiệm để Nghị viện biểu quyết (Điều 54). Việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương cũng rất rõ. Ví dụ, Nghị viện nhân dân chỉ quyết định những vấn đề “chung cho toàn quốc” (Điều 23). Hội đồng nhân dân được quyền quyết định “những vấn đề thuộc địa phương mình” (Điều 59).

       +cuối cùng, vai trò độc lập xét xử của tòa án được bảo đảm. Điều này đạt được nhờ hai cách: Một là, các tòa được thiết kế không theo cấp hành chính mà theo cấp xét xử (Điều 63); Hai là, xác lập quy phạm ở tầm hiến định là khi xét xử, thẩm phán “chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69).

Câu 31:tổ chức quyền lực nhà nước trong hiến pháp 1946, giá trị kế thừa.

·        Hệ cơ quan quyền lực: nghị viện nhân dân và HĐND các cấp

-         Nghị viện nhân dân.

 + là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.( điều 22)

 + là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

 + do công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 +  nhiệm kì 3 năm

 + quyền hạn : giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà chình phủ kí kết với nước ngoài, bầu ra Ban Thường Vụ Nghị Viện, bầu ra chủ tịch nước, biểu quyết chức danh thủ thướng và danh sách các Bộ trưởng..

-         HĐND các cấp

 +  là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

 +  do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.

 + hđnd tỉnh, thành phố, xã hay thị xã cử ra ủy ban hành chính

 + quyết nghị những vấn đề thuộc địa phương mình mà k trái với chỉ thị cấp trên

 + ở bộ và huyện k có HĐND

·        Hệ cơ quan hành pháp ( hành chính ): Chính phủ và UB hành chính các cấp

-         Chính phủ

 + là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc

 + chịu sự giám sát và thường xuyên báo cáo công tác trước Nghị viện.

 + gồm chủ tịch nước và Nội các, chủ tịch nước  là người đứng đầu do Nghị Viện bầu ra. Là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhân dân trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Nội các gồn thủ tương, các bộ trưởng, thứ trưởng, có thể có phó thủ tướng.

 + quyền hạn

           - thi hành các đạo luật và nghị quyết của nghị viện.

      - đề nghị những dự án luật, sắc luật ra trước nghị viện

      - bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới nếu cần

      - bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong cơ quan hành chính hoặc chuyên môn

           - thi hàn luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước

           - lập dự án ngân sách hàng năm

 - ủy Ban hành Chình các cấp:

 + là cơ quan hành chính ở địa phương,

 + chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với Hội Đồng nhân dân ở địa phương mình.

 +thi hành các mệnh lệnh của cấp trên, thi hành các nghị quyết cảu hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y, chỉ huy công việc hành chính trong địa phương

·        Hệ cơ quan tư pháp

-         Gồm có: tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp

-         Các thẩm phán đều do Chính Phủ trực tiếp bổ nhiệm

-         Thiết lập theo các cấp xét xử , theo khu vực

-         Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác k được can thiệp

·        Giá trị kế thừa

-         Đảm bảo cho lạm quyền k xảy ra

-         Các quyền của người dân được hiến pháp ghi nhận và bảo đảm

-         Quyền năng giữa các cơ quan nhà nước được phân chia khá rõ và nhiều cơ chế kiểm tra giám sát lẫn nhau đã được thiết kế

-         Quyền năng giữa chính quyền trung uiwng và chính quyền địa phương cũng được phân chia khá rõ.

-         Vai trò độc lập xét xử của tòa án được bảo đảm

Câu 32: quyền, nghĩa vụ cá nhân trong hiến pháp năm 1946, giá trị kế thừa.

      Tất cả công dân việt nam đều bình đẳng trước pháp luật, ngang quyền và mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa

·        Các quyền

-         Tự do ngôn luận

-         Tự do xuất bản.

-         Tự do tổ chức và hội họp.

-         Tự do tín ngưỡng.

-         Tự do cư trú,đi lại trong nước và ra ngoài nước.

-         Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín

-         Quyền tư hữu tài sản.

-         Quyền trợ cấp, giáo dưỡng..

·        Nghĩa vụ

-         Bảo vệ tổ quốc

-         Tôn trọng hiến pháp

-         Tuân theo pháp luật

-         Nghĩa vụ phải đi lính.

·        Gí trị kế thừa: ( AI  CÓ POST  LÊN  CHO  MỌI  NGƯỜI  HỌC  VỚI  NHÉ J)

Câu 33:  những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xhcn việt nam giai đoạn 1975 đến trước đổi mới

·        Quốc hội

+ là cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN

 + là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

 + do công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 + nhiệm kì 5 năm

 + là cơ quan cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp

+ quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

+ thực hiện giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước

·        Hội đồng nhà nước

 + là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội,

 +là chủ tịch tập thể của cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

 + tông qua chủ tịch hội đồng, thay mặt nước  CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại.

+ theo chế độ nguyên thủ tập thể

·        Hội đồng bộ trưởng

 + là chính phủ của nước CHXHCNVN

 + là cơ quan chấp hành cà hành chính nhà nước cao nhất  của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

 + thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kt, vh, xh, an ninh quốc phòng và đối ngọai của nhà nước. tăng cường hiệu lực của bộ máy nc từ tw đến địa phương, bảo đảm việ tôn trọng và chấp hành pháp luật, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân…

 + chịu trách nhiệm và báo cáo công việc trước quốc hội, trong thời gian quốc hội k họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhà nước

·        Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

-         Hội đồng nhân dân

 + là cơ quan quyền lực nn ở địa phương

 + đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thể của nd lao đọng ở địa phương mình

 + chịu trách nhiệm trước nd địa phương , đồng thời chịu trách nhiệm trước chính quyền nhà nước cấp trên

-         ủy ban nhân dân

 +là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

 + là cơ quan chấp hành của hội đòng nhân dân.do hđnd bầu ra,

 + chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nd cùng cấp . đồng thời chịu sự lãnh đạo của chính quyền cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của hội đồng bộ trưởng.

·        tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

-         tòa án nhân dân

 + gồm tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự. tòa án đặ biệt ( trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt )..

 +  tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm vaf báo cáo công tác trước quốc hội hoặc trước hội đồng nhà nước giữa 2 kì họp quốc hội. tòa án nd địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hđnd cùng cấp.

 + khi xét xử , thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và tuân theo pháp luật

 + xét xử tập thể và quyết định theo đa số

-         việm kiểm sát

+vks nd tối cao nước chxhcnvn kiểm sát việ tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, các nhân viên nhà nước và công dân. Thực hành quyền công tố , đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 + các vks nd địa phương , các vks quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hiện quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.

 + viện trưởng vks nd tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội, trong thời gian quốc hội k họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhà nước.

Câu 34 : những đặc điểm cơ bản về pháp luật nhà nước CHXHCNVN giai đoạn từ 1975 đén trước dổi mới ( tư duy, chính sách pháp luật, nguồn pháp luật, các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, vấn đề lợi ích của các chủ thể pháp luật, mối quan hệ giwuax nhà nước và cá nhân ).

·        Pháp luật về cơ cấu xh

-         quy định đầy đủ về vị trí,vai trò, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của các cơ quan chủ yếu của nhà nước

-         Nguồn pháp luật

+ Hiến pháp 1980

+ Luật tổ chức quốc hội và hội đồng nhà nước 1981

+ Luật tổ chức hội đồng bộ trưởng 1981

+Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981

+ luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 1981.

·        Pháp luạt về kinh tế

-         Nông ngiệp

+nghị quyết của hội đồng chính phủ về chương trình hành dộng nhằm tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết hội nghị lần 2 của bch tw đảng: khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động mở ra một giai đoạn phát triển mới của nền noog nghiệp nước ta .

+ thông tư 65 – tt/nn 1981 hướng dẫn việc thực hiện cải tiến công tác khoán.

+ pháp lệnh về thuế nông nghiệp 1983:

-         Công nghiệp:

+ điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh 1977

+ điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh 1978

+ pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp, bổ sung thuế môn bài, điều chỉnh lại thuế suất doanh nghiệp..1983

·        Pháp luật về vh – xh .

-         Luật bầu cử đại biểu quốc hội và luật bầu cử hội đồng nhân dân

-         Quy định ngày 26 -4- 1979 của hội đồng chính phủ xác định rõ quyền làm chủ tập thể xhcn của công nhân viên chức tại đơn vị sản xuất kinh doanh của nn

-         Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ 1981

-         Pháp lênh trừng trị các tội đầu cơ ,buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép

-         Pháp lệnh về bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, .

-         Pháp lệnh quy định về việc xét và giải quyết các khiếu nại , tố cáo của nhân dân

-         Luật hôn nhân gia đình

-         Luật công đoàn mới

·        Pháp lệnh về xây dựng quốc phòng và an ninh.

-         Luật nghĩa vụ quân sự 1981 nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện….

-         Luật sĩ quan quân đội nhân dân nhằm nâng cao chất lượng lực lượng nòng cốt của quân đội nhân dân

-         Bộ luật hình sự 1985: nhằm bảo vệ những thành quả của cuuojc cách mạng, bảo vệ chế độ xhcn, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi tội phạm…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro