cau 22,26,32

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

22. Tai biến môi trường là gì?

 

"Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường".

 

Ðó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn:

 

- Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.

 

- Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.

 

- Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.

 

26. Thế nào là sự phát triển bền vững?

 

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:

 

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".

 

Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:

 

1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.

 

2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

 

3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.

 

4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.

 

5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.

 

6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.

 

7. Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.

 

8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.

 

9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

 

32. Khí quyển có mấy lớp?

 

Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly.

 

- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão v.v...

 

- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG BÌNH lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon.

 

- Bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km được gọi là tầng trung gian. Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao.

 

- Từ độ cao 80 km đến 500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm xuống thấp.

 

- Từ độ cao 500 km trở lên được gọi là tầng điện ly. Do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân huỷ thành các ion nhẹ như He+, H+, O++. Tầng điện ly là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Giới hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông thường người ta ước định vào khoảng từ 1000 - 2000 kilômét.

 

Cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh khí từ bề mặt trái đất, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống trái đất.

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro