Cau 22

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

22 Câu hỏi: Hãy nêu những lý do khiến các Công ty tham gia vào liên minh chiến lược?

Trả lời:

Liên minh chiến lược là sự liên kết giữa các Công ty trong cùng một quốc gia hay từ các quốc gia khác nhau để cùng nhau theo đuổi một mục đích chung trong một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Nó có thể là thoả thuận giữa các Công ty sự liên doanh trên cơ sở kết hợp các sức mạnh riêng có của mỗi bên, hoặc là việc sáp nhập giữa các Công ty.

Liên minh tạo ra sức mạnh, nguyên tắc này dường như rất đúng đối với các doanh nghiệp trong trào lưu mua bán và sáp nhập. Sự tập hợp, liên kết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép họ có sức mạnh hơn trong các mối quan hệ với khách hàng cũng như với nhà cung cấp hay các đối tác. Ban đầu, sự liên kết, liên minh giữa các doanh nghiệp là nhằm mục đích phòng vệ để rồi sau đó có thể cùng nhau tấn công vào những thị trường mà nếu không có sự liên kết, họ sẽ khó lòng mà xâm nhập được. Ngoài ra, sự liên minh cũng còn nhằm để đáp ứng những đơn hàng lớn từ phía các khách hàng.

Có 4 lý do chính giải thích tại sao một Công ty lại tham gia vào các liên minh chiến lược:

Thứ nhất, đó là các chi phí phát triển sản phẩm cao đòi hỏi Công ty phải tìm kiếm các đối tác nhằm mục đích chia sẻ chi phí đầu tư cũng như rủi ro trong kinh doanh. Liên minh chiến lược là cách tốt nhất để Công ty có thể giảm thiểu chi phí và rủi ro.

Thứ hai, một Công ty sẽ không đủ các kỹ năng, vốn và thậm chí cả chất xám để kinh doanh trên thị trường quốc tế. Sự kết hợp các nguồn lực và lợi thế của các đối tác khác nhau sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, liên minh chiến lược là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để Công ty có thể vươn ra thị trường vùng và thế giới. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan là những rào cản cản trở việc mở rộng thị trường ra bên ngoài của Công ty. Liên kết với các đối tác ở các thị trường nước ngoài là cách dễ dàng để tránh các rào cản trên.

Ví dụ, Các công ty Mitsubishi, Kawasaki và Fuji đã tham gia liên doanh phối hợp với hãng hàng không Boeing. Ba công ty của Nhật Bản tiến hành chế tạo các bộ phận cơ bản của thân, đuôi máy bay cho Boeing. Họ đánh đổi các kỹ năng chế tạo quan trọng lấy việc thâm nhập vào hệ thống phân phối và tiếp thị toàn cầu của Boeing. Ba công ty của Nhật Bản hy vọng học hỏi được từ Boeing việc tổ chức và bán máy bay trên phạm vi toàn cầu. Boeing lại tìm kiếm kỹ thuật lắp ráp tinh xảo của Nhật Bản.

Lý do cuối cùng, đó là Công ty muốn tìm kiếm cơ hội học tập từ những đối thủ khác. Trong liên minh chiến lược, các đối thủ sẽ trở thành đối tác và cùng hợp tác kinh doanh trên một số thị trường cụ thể. Họ vẫn là những đối thủ cạnh tranh trên các thị trường ngoài liên minh. Mỗi đối thủ đều có những thế mạnh riêng và việc liên kết sẽ giúp không chỉ một bên mà tất cả các bên trong liên minh có cơ hội học tập lẫn nhau về công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý.

Ví dụ, IBM tiến hành liên doanh với Toshiba để nắm được công nghệ và kỹ năng sản xuất màn hình phẳng có chất lượng cao. IBM hy vọng học đuợc từ Toshiba kỹ nghệ thu nhỏ cần thiết để chế tạo bóng bán dẫn kiểm tra sự hiển thị màu trong máy tính xách tay.

Ví dụ như, Quan hệ giữa IBM và Siemens trong việc sản xuất chip điện tử 16 megabit và 64 megabit là một ví dụ cho liên doanh tập trung giúp nhau nâng cao kỹ năng sản xuất chíp bán dẫn. Mặc dù IBM và Siemens cạnh tranh với nhau trong việc bán các máy tính lớn trên thị trường châu Âu, mỗi công ty vẫn đóng góp kỹ thuật và kỹ năng sản xuất để thương mại hoá loại chíp này

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau