Cau 22.Duong loi doi ngoai cua Dang tu 1986

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 22.Duong loi doi ngoai cua Dang tu 1986 den nay

Các giai đoạn hình thành và phát triển của đường lối đối ngoại của Đảng. 

a). Giai đoạn từ 1986 - 1996: đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. 

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( 12/1986). 

+ Thực hiện chủ trương của Đại hội VI, 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ( 6/1991). 

+ Chủ trương "hợp tác bình đẳng và cùng cơ lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình". 

+ Phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong công đồng thế giới, phân đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển. 

+ Chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể:  

Với Lào và Cam Pu Chia: thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. 

Với Trung Quốc: bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt - Trung. 

Với các nước trong khu vực Đông Nam Á: mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị. 

Với Hoa Kỳ: thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 

b). Giai đoạn từ 1996 - 2008: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tê. 

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996): Đảng đã khẳng định, Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác về nhiều mặt với các nước, trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tê. Đồng thời chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập. 

+ Cụ thể: 

1. Chủ trương mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác. 

2. Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân. 

3. Đảng đưa ra chủ trương thủ nghiệm để tiến tới đầu tư ra nước ngoài. 

- Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thư IX của Đảng ( 4/2001). 

+ Chủ trương: Đẩy mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tôi đa nội lực. 

+ Phương châm: Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tê, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. 

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006):  Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế được Đảng xác lập từ năm 1986 đến năm 2006 được bổ sung và phát triển theo phương châm, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tê

+ Đảng nêu lên quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. 

+ Chủ trương: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tê. 

+ Ngày 23/10/1991 chúng ta đã tham gia ký Hiệp đinh Pari về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Cam_Pu_Chia, đã mở ra tiền để để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với khu vực và cộng đồng quốc tế. 

+ Ngày 10/10/1991, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tháng 11/1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, ngày 11/7/1195 Mỹ đã rỡ bỏ cấm vận đối với nước ta.

* Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại từ 1996 đến nay.
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
+ Năm 2001 quan hệ đối tác chiến lược với Nga, ngày 13/7/2001 ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giáo với 169 nước trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tháng 10/2007 Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 -2009, ngày 11/1/2007 Việt Nam được kết nạp là thành viên thư 150 của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
- Thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.
+ Đến nay chúng ta đã tạo dụng được quan hệ kinh tế thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước kim ngạnh xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD. Thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, năm 2008 đạt 65 tỷ USĐ. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện để nước ta tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.
- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#manhmc9x