Câu 23:Các loại phân Ca,Si,Mg.Cách sử dụng phân trung lượng?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+Đá vôi là nguồn Ca thiên nhiên,có công thức hóa học CaCO3.Đá vôi có nhiều loại,có thành phần hó học khác nhau:

Nguyên liệu %CaO %MgO

Đá vôi nguyên chất 54,7-56,1 0-0,9

Đá vôi lẫn đôlomit 42,4-54,7 0,9-9,3

Đá vôi đôlomit hóa 36,1-42,4 9,3-17,6

Đá vôi không hòa tan trong nước,nhưng khi bón vào đất nhờ tác dụng của CO2 và H2O mà nó chuyển thành dạng hòa tan và dê tiêu với cây:

CaCO3 +CO2 +H2O = Ca(H2CO3)2 ↔ Ca2+ + 2H2CO3-

Để phát huy tác dụng nhanh chóng thì đá vôi phải được nghiền mịn

Đolomit cũng là loại phân Ca thiên nhiên,có công thức hóa học CaCO3.MgCO3.trong thành phần của đolomit ngoài CaO(30,4%) còn chứa 18-28% MgO.

Đolomit tuy không tan trong nước nhưng sau khi bón vào đất dưới tác động của nước và CO2 nên chuyển dần CaCO3.MgCO3 thành Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 ,đó là các chất hòa tan trong nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Vôi nung là một loại phân Ca chế biến bằng nhiệt từ nguyên liệu đá vôi.Vôi nung có công thức CaO,là loại phân ca đậm đặc nhất.Trong thực tế vôi nung thường có lẫn một ít Ca(OH)2 và CaCO3 nên hàm lượng thấp hơn 100%.

Bón vào đất CaO kết hợp với nước thành Ca(OH)¬2 và hòa tan trong nước để cung cấp chất dinh dưỡng dưới dạng Ca2+ cho cây trồng hay cải tạo đất.

Thạch cao có công thức hóa học CaSO4.2H2O,thạch cao có thể khai thác trong tự nhiên,hay cũng có thể là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phân supe lân kép.Phân tồn tại dưới dạng bột màu trắng hay xám,ít tan trong nước.Đây là dạng phân Ca,có chứa S và là nguyên liệu cải tạo đất mặn kiềm.trong thành phần của phân có chứa hàm lượng Ca 32-56%CaO,18%S.

+Đặc điểm sử dụng phân Ca:

Trong thực tế,việc bón phân Ca cho cây trồng chưa được quan tâm đầy đử,do nhu cầu Ca của cây không cao,khi đã bón vôi để cải tạo độ chua của đất thì nhu cầu Ca của cây cũng được đáp ứng.vấn đề bón Ca như là phân bón được đặt ra ở hai trường hợp sau:

1.Các cây ưa chua và chịu chua

2.Các cây ưa kiềm trồng trên đất kiềm do Na

Đối với cây chịu chua và cây ưa chua,cần giữ độ chua thích hợp trong từng trường hợp đó,cung cấp Ca với một lượng ít rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cây.

Nhu cầu đó đặc biệt quan trọng khi cây còn non.Nếu thiếu Ca vào thời kỳ này thf búp cây không phát triển gây ra hiện tượng búp mù.Trong trường hợp này Ca được cung cấp bằng CaO hoặc CaCO3 bón với lượng ít trước lúc gieo hạt.

Đối với cây ưa kiềm trồng trên đất kiềm do Na thì nên bón Ca cho cây bằng phân chuồng,phân kiềm chứa Ca,hoặc CaO,CaCO3 với lượng nhỏ trước lúc gieo trồng.

-Phân Mg và đặc điểm sử dụng:

+MgSO4 có nhiều trong các mỏ khóng tự nhiên

Trong thành phần có chứa tới 28-30%S.Công thức hó học MgSO4.nH2O,thường gặp là dạng công thức phân tử MgSO4.H2O

Đây vừa là dạng phân chứa Mg vừa là dạng phân chứa S và đều ở dạng hòa tan trong nước.

Magie sulphat vừa để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá,dứa,cây ăn quả...Bón cho những loại đắt xáu như đất xám,đất bạc màu...có thể dung để bón lót,bón thúc,bón qua lá,hồ qua rễ,trộn với hạt going.

Magie cacbonat là phân Mg tự nhiên và là phân có hàm lượng Mg cao nhất.CTHH MgCO3,trong đó có chứa tới 45% MgO.Phân có màu trắng,dạng tinh thể 3 cạnh,có phản ứng kiềm mạnh nên có tác dụng cải tạo độ chua đất tốt,ít tan trong nước nên cần bón lót.

Secpentin là loại khoáng silicat magie có chứa 3MgO.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9,ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất Fe.trong thành phần của nó cúa chứa tới 18-25%MgO,40-48%SiO2.Phân này khó hòa tan,có thể dung để trộn với supe lân hoặc ngiền bón trực tiếp.

Đolomit là phân Ca,trong thành phần của nó ngoài CcaO còn chứa cả MgO với hàm lượng từ 18-20%.

+Đặc điểm sử dụng:

Những đối tượng cần bón thường xuyên phân Mg bao gồm:đất cát hoặc đất phát triển trên đá cát,đất chua nếu không được bón cải tạo độ chua và bón ít PC,cây lấy dầu các loại(bạc hà,hương nhú,bạch đàn,cà phê,chè...).Đối với các đối tượng khác thỉnh thoảng bón các loại phân có chứa Mg thay cho các loại phân có chứa Mg đang sử dụng cho cây.

Tất ca các loại phân Mg nên bón lót,bón phân Mg dưới dạng đolomit cho hiệu quả cao hơn.

Sử dụng phương pháp chuẩn đoán lá(phân tích Mg trong lá) cho chỉ dẫn rõ nhất về nhu cầu bón phân Mg cho cây trồng.Khi cây biểu hiện thiếu Mg thành bệnh thì nên sử dụng MgSO4 phun lên lá(nồng độ 1-2%)cung cấp Mg cho cây.

Mg có thể sử dụng trộn để phun cùng với các vi lượng khác và chất điều hòa sinh trưởng.Hỗn hợp Mg với lân và K thường suwr dụng cho cây ăn quả và cây lâu năm.Trong trường hợp có bênh uốn ván do cỏ thiếu Mg người ta có thể trộn MgSO4 vào thức ăn cho gia súc.

-Phân S và đặ điểm sử dụng:

+Lưu huỳnh nguyên tố có chứa tới 99-100% S.Tuy không tan trong nước nhưng do sau khi bón vào đất nó có thể chuyển hóa thành SO2,rối H2SO4 và kết hợp với các cation kiềm có trong đất thành các muối sulphat để cung cấp cho cây.Các kết quả nghiên cứu so sánh S nguyên tố so với sulphat cho thấy rằng nếu S nguyên tố được nghiền mịn thì hiệu quả cũng tương đương.

+Đặc điểm sử dụng:

Trồng trọt trên các loại đất cát,đất có TPCG nhẹ,đất bạc màu,đất đỏ vàng đồi núi bị xói mòn rửa trôi mạnh là những loại đất có chứa S nghèo trong đất.

Chú ý khi bón phân S cho các loại cây có nhu cầu S cao như:các loại cây họ thập tự,họ đậu,hành,tỏi,ngô.chè.trong hệ thống luân canh hoa màu lúa,các nguồn cung cấp S kể cả phân hữu cơ nên ưu tiên cho vụ trồng hoa màu.

Đối với các đối tượng khác,thỉnh thoảng bón các loại phân có chứa S thay các loại phân vẫn dang dung.

Khi cây biểu hiện thiếu S,có thể dung dung dịch amon sulphat phun lên lá đê khắc phục kịp thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro