Câu 24 . Hình thái kinh tế - xã hội CSCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 24 .Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa

1.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH: 

a)Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện HTKT- XH CSCN

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng : HTKT – XH CSCN ra đời là một tất yếu khách quan của sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người mà nguyên nhân trực tiếp là từ mảnh đất hiện thực của CNTB với những mâu thuẫn cơ bản của CNTB không giải quyết được sẽ dẫn tới cuộc cách mạng XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo.Sự thắng lợi của cách mạng XHCN,hình thái KT – XH CSCN ra đời.

b)Các giai đoạn phát triển chủ yếu của HTKT – XH CSCN

Các nhà lí luận dự kiến HTKT – XH CSCN phải trải qua 3 chặng đường :

-Thời ký quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thời ký quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới XHCN.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

Lí luận Mác – Lênin khẳng định rằng,giai cấp công nhân và chính Đảng của nó muốn xây dựng thành công CNXH để tiến lên CNCS thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ vì :

Một là,CNTB và CNXH khác nhau về bản chất : CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,dựa trên chế độ áp bức bóc lột,còn CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,không còn áp bức,bóc lột.Muốn có một xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.

Hai là,CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao mà CNTB mới chỉ để lại những tiền đề vật chất và kỹ thuật mà thôi.

Ba là,các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh,trong lòng TBCN,chúng là kết quả của quá trình xây dựng  và cải tạo XHCN.

Bốn là,công việc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ,khó khăn và phức tạp,cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.

Như vậy bất cứ một nước nào muốn đi lên CNXH cũng đều phải trải qua thời kỳ quá độ kể cả những nước đã qua TB và kể cả những nước chưa qua tư bản như Việt Nam,nhằm xóa bỏ những tàn tích của xã hội cũ và thiết lập những nhân tố mới cho xã hội mới.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH

Đặc điểm nổi bật nhất,bao trùm nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa cái cũ và cái mới trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Vì vậy,có thể nói rằng đây là thời kỳ đầy rẫy những mâu thuẩn,cực kì khó khăn và vô cùng phức tạp.Đặc điểm đó thể hiện trên lĩnh vực sau:

   Trên lĩnh vực kinh tế,thời kỳ này là một nền kinh tế nhiều thành phần,bên cạnh các thành phần kinh tế mới được xác lập và đóng vai trò nòng cốt( kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể)vẫn còn tồn tại các thành phần kinh tế (tư bản nhà nước,tue bản tư nhân,tue nhân,tập thể).

   Trên lĩnh vực cơ cấu xã hội giai cấp,thích ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu giai cấp rất đa dạng,phức tạp bao gômg nhiều giai cấp,nhiều tầng lớp xã hội khác nhau cùng tồn tại: giai cấp công nhân,giai cấp nông dân,tầng lớp trí thức,bộ phận tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

  Trên lĩnh vực xã hội,thời kỳ quá độ còn có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn,giữa lao động chân tay và lao động trí óc,giữa miền-xuôi với miền ngược.

   Trên lĩnh vực văn hoá-tư tưởng,bên cạnh nền văn hoá mới,hệ tư tưởng mới,lối sống mới,con người mới đã từng bước hình thành,còn tồn tại những tàn tích của văn hoá cũ,hệ tư tưởng cũ,lối sống cũ.

   Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH: những đặc điểm nói trên quy định thực chất của thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giai cấp quyết liệt,một mất một còn giữa một bên là giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền với một bên là giai cấp thống trị cũ đã bị đánh đỗ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn,cùng với các thế lực phản động chống CNXH và các tàn dư của xã hội cũ,để nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa hai con đường đó là tiếp tục đi lên CNXH hay quay lại con đường TBCN.Vì vậy,cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này cần phải áp dụng những hình thức và biện pháp mới.

    Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH

    Trên lĩnh vực kinh tế:

Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện sự sắp xếp,bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội,cải tạo quan hệ sản xuất cũ,xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế.đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.

     Trên lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH,tiến hành xây dựng,củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN,đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực,xây dựng các tổ chức chính trị xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.Xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch,vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.

     Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá:

Nội dung cơ bản là thực hiện tuyên truyền,phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội,khắc phục những tư tưởng và tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến với tiến trình xây dựng CNXH,xây dựng nền văn hoá mới XHCN,tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.

Trên lĩnh vực xã hội:

Nội dung cơ bản là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền,các tầng lớp dân cư trong xã hội,nhằm thực hiện mục tieu bình đẳng xã hội,xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

-    Xã hội xã hội chủ nghĩa:

Sau khi kết thúc thời kỳ quá độ,hình thái kinh tế-xã hội CSCN bước vào chặng đường thứ 2 đó là CNXH.Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã phác hoạ ra những đặc trưng cơ bản của CNXH như sau:

      Một là,cơ sở vật chất,kỹ thuật của CNXH là một nền đại công nghiệp.Về điều này cả về lý luận và thực tiễn điều chứng minh rằng CNXH phải được thiết lập cơ sở một nền côg nghiệp hiện đại để nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho CNXH và thoả mãn nhu cầu vật chất,tinh thần của nhân dân lao động.Do đó,ở những nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN chưa có nền công nghiệp cơ khí của CNTB tạo ra thì phải có quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Vì vậy,hiện nay ở Việt Nam,Trung Quốc và Cu Ba đang đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá với tốc độ khá cao và với những thành tựu to lớn,vững chắc.

       Hai là,xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.Về điều này các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ rằng: CNXH không xoá bỏ mọi tư hữu nói chung mà chỉ xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vì đó là nguồn gốc sinh ra sự áp bức,bóc lột,bất công.

Khi nói đến chế độ công hữu,các nhà kinh điển cũng cho rằng: CNXH không công hữu tất cả mọi tư liệu sản xuất mà chỉ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu,còn những tư liệu sản xuất thứ yếu thì không nhất thiết phải công hữu.Theo Mác-Ăngghen dưới CNXH còn tồn tại hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể,người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội,do đó không có tình trạng người bóc lột người.

       Ba là,CNXH tạo ra cách tổ chức lao động mới và kỉ luật lao động mới:

Về tổ chức lao động: các ông cho rằng CNXH sẽ là một kiểu tổ chức lao động mới của bản thân nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản,quản lý của nhà nước XHCN,đó là lao động kỷ luật,kỹ thuật có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao.

Về kỷ luật lao động: Các ông nhấn mạnh vừa kỉ luật chặt chẽ theo những quy định chung của pháp luật vừa nên cao tính tự giác để tạo thành một kỷ luật tự giác.có như vậy CNXH mới thành công được.

       Bốn là,CNXH thực hiện nhiều hình thức phân phối nhưng trong đó phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản nhất.Theo nguyên tắc này người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng của cải tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng và chất lượng mà người lao động đã tạo ra cho xã hội sau khi đã trừ đi những khoản đóng góp chung cho xã hội.Sở dĩ phải áp dụng nguyên tắc này là do trong CNXH của cải tạo ra chưa dồi dào và năng lực cống hiến của mỗi người chưa đồng đều nhau,nên áp dụng nguyên tác này là đảm bảo sự công bằng xã hội.

       Năm là,dưới CNXH vẫn còn nhà nước nhưng đó là nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân,có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân vì nhà nhớ là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,trấn áp các thế lực phản động chống CNXH.

Nhà nước XHCN mang tính nhân dân rộng rãi vì nhà nước này tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.đó là nhà nước của dân,do dân,vì dân.

Nhà nước XHCN mang tính dân tộc sâu sắc vì giai cấp công nhân là người đại diện chính cho dân tộc,có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của dân tộc.Nên nhà nước XHCN có khả năng đoàn kết được các dân tộc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

       Sáu là,CNXH giải phóng con người khỏi áp bức bóc lọt.thực hiện sự bình đẳng xã hội,tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.Bởi mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi những ăp bức,bóc lột,bất công,tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.Tuy nhiên,do những giới hạn phát triển của những điều kiện khách quan nên sự bình đẳng trong CNXH vẫn chưa đạt tới mức hoàn thiện như trong giai đoạn cao của CNCS.

-    Chủ nghĩa cộng sản-giai đoạn cao nhất của HTKT-XH CSCN:

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo về sự xuất hiện của CNCS ở 2 mặt:

Ở mặt kinh tế,lực lượng sản xuất phát mạnh mẽ,của cải tạo ra dồi dào,xã hội thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

Về xã hội,không còn áp bức,bóc lột,con người phát triển toàn diện,nhà nước tự tiêu vong.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro