Câu 26

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 26:Khuyết tật mối hàn,các pp ktra khuyết tật mối hàn?             

1. Các dạng khuyết tật mối hàn      

1.1. Khái niệm: khuyết tật mối hàn là những hiện tượng bên ngoài hoặc bên trong mối hàn làm cho mối hàn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.                 

1.2. Khuyết tật do chuẩn bị và lắp ráp vật hàn:                                                  

- Không làm sạch bề mặt.                         

- Vát mép không đúng thông số.           

- Gá đặt không chính xác.                                  

 - Lựa chọn sai chế độ hàn.                                   

 - Lựa chọn sai bậc thợ của công nghệ hàn.                                  

® Tạo mối hàn không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.                                  

 1.3. Khuyết tật về hình dáng của mối hàn: mối hàn khi hàn xong có hình dáng và kích thước không đúng với thiết kế, đường hàn không thẳng và độ nhấp nhô của bề mặt đường hàn không đảm bảo.                                  

-   Nguyên nhân: - Chuẩn bị mép hàn không tốt.

- Cường độ nguồn nung quá lớn.

- Thao tác của công nhân không đúng. Không áp dụng đầy đủ các biện pháp công nghệ phụ trợ.                                  

1.4. Các khuyết tật tế vi bên ngoài và bên trong mối hàn:

- Kim loại bị chảy loang:

+ Hiện tượng: vùng gần mối hàn có những phần kim loại lỏng bị loang ra ngoài tiết diện thiết kế của mối hàn.

+ Ảnh hưởng: mở rộng vùng ảnh hưởng nhiệt của kim loại cơ sở, do đó giảm cơ tính và độ tin cậy của mối hàn.                                  

+ Nguyên nhân: kim loại bị nung chảy quá lớn do nguồn nhiệt tập trung, do tay nghề của công nhân kém.               

+ Cách khắc phục: định lại chính xác chế độ hàn.                                   

- Thiếu kim loại ở hai mép mối hàn:                                  

+ Ảnh hưởng: tạo ra những vùng tập trung ứng suất trong mối hàn và tạo thành các tiết diện nguy hiểm khi chịu tải trọng.                                   + Nguyên nhân: chọn sai đường kính que hàn nên lượng kim loại bổ sung không đủ hoặc do điện áp quá lớn.                                  

+ Cách k/phục: chọn lại chế độ hàn.                                   

 - Mối hàn không ngấu:                                   

+ Hiện tượng: là kim loại không điền đầy tiết diện mối hàn.                                    

+ Ảnh hưởng: tạo ra những vùng không có liên kết với nhau, làm giảm cơ tính của mối hàn.                                   

+ Nguyên nhân: chế độ hàn không đúng, đặc biệt chuyển động hàn không đảm bảo (Có thể do bề mặt trước khi hàn chuẩn bị không tốt, tốc độ hàn không chính xác, chuyển động của que hàn không có tác dụng gạt xỉ và tay nghề của công nhân không đảm bảo yêu cầu).

+ Khắc phục: bắt buộc phải hàn lại.                                  

- Mối hàn bị rỗ khí                                  

 + Hiện tượng rỗ khí: là hiện tượng hoà tan của các loại khí vào kim loại lỏng kết tinh khi hàn, tạo thành các bọt khí trong tổ chức kim loại mối hàn.                                   

+ Ảnh hưởng: làm mất tính liên tục của tổ chức kim loại mối hàn, gây giòn, rất nhạy cảm đối với kim loại mối hàn và phá huỷ mỏi.                                   + Nguyên nhân: kim loại đem hàn bẩn, đặc biệt là bị dính dầu mỡ hoặc kim loại đem hàn không được khô.                                  

+ Kh/ phục: nung nóng trước khi hàn.                                                      

 - Mối hàn bị ngậm xỉ:

+ Hiện tượng: trong tổ chức KL mối hàn có các pha xỉ phân bố, thành phần chủ yếu của các pha xỉ là các ôxit kim loại.                                  + Ảnh hưởng: làm giảm rất mạnh độ bền tĩnh của mối hàn, đặc biệt là khả năng chịu kéo và chịu uốn.                                   

 + Nguyên nhân: do ôxit kim loại có khối lượng riêng lớn không nổi được lên trên để thực hiện gạt xỉ, do chuyển động của que hàn không thực hiện được qúa trình gạt xỉ.                   

+ Cách khắc phục: sử dụng thuốc hàn để tạo ra các ôxit nhẹ nổi lên trên, thực hiện chính xác các ch/động của que hàn.                                                  

 - Nứt mối hàn:

+ Hiện tượng: đây là hiện tượng nguy hiểm nhất, là sự xuất hiện trong tiết diện mối hàn các vết nứt tế vi và thô đại.

+ Ảnh hưởng: làm cho mối hàn không đảm bảo y/c kỹ thuật.

+ Nguyên nhân: do tạo thành ứng suất nhiệt quá lớn, do ứng suất tổ chức quá lớn. Hiện tượng này thường xảy ra khi hàn thép cacbon hoặc thép hợp kim cao.

+ Cách khắc phục: dùng biện pháp công nghệ phụ trợ như hàn dưới lớp thuốc, hàn có nung nóng sơ bộ, nhiệt luyện sau khi hàn.                                  

 2. Các biện pháp kiểm tra mối hàn                                   -

 Để đánh giá chất lượng mối hàn có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra hay không thì việc kiểm tra mối hàn là rất quan trọng và không thể thiếu được                                  

 - Có nhiều phương pháp kiểm tra mối hàn, tuỳ thuộc vào yêu cầu của liên kết hàn mà áp dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau. Trong thực tế thường kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra để bổ sung cho nhau.                                   

 - Kiểm tra phá huỷ:                           

+ Kiểm tra tổ chức kim loại mối hàn

+ Kiểm tra cơ tính mối hàn như: thử kéo, thử uốn, thử nén, thử va đập …                                    

- Phương pháp kiểm tra này chủ yếu áp dụng trong nghiên cứu hoặc trong các phòng thiết kế của nhà máy, còn trong thực tế phương pháp này không được ứng dụng nhiều.                                   

 - Kiểm tra không phá huỷ:

+ Kiểm tra mặt ngoài mối hàn: bằng cách quan sát mặt ngoài mối hàn và đo các thông số hình học của mối hàn như kiểm tra bề rộng mối hàn, chiều dài đường hàn, xếp lớp, ngậm xỉ, rỗ khí ...                                   

 + Kiểm tra bằng dầu hoả: dùng dầu hoả để kiểm tra xem mối hàn có bị nứt hoặc bên trong mối hàn có kín khít hay không. Kiểm tra bằng dầu hoả là dựa vào khả năng thẩm thấu của dầu hoả. Phương pháp này để kiểm tra độ kín khít của những sản phẩm chịu áp lực nhỏ hơn 30 N/cm2.                                   

+ Kiểm tra bằng áp lực nước: dùng nước áp suất cao để kiểm tra độ kín khít của mối hàn. Phương pháp này áp dụng để kiểm tra các sản phẩm chịu áp lực như: bình chứa, ống dẫn ... có thể bịt kín được.                                   

 + Kiểm tra bằng áp lực khí: về cơ bản giống với phương pháp kiểm tra bằng áp lực nước.        

+ Kiểm tra bằng tia Rơnghen “tia X”: dùng để phát hiện những khuyết tật ở bên trong mối hàn như: rỗ khí, lẫn xỉ, nứt ...

Cách kiểm tra: cho tia X chiếu thẳng vào mối hàn cần kiểm tra, phía sau mối hàn đặt hộp phim Rơnghen. Nừu trong mối hàn có khuyết tật: rỗ khí, lẫn xỉ, nứt ... thì khả năng xuyên qua của tia X qua chỗ đó lớn hơn chỗ không có khuyết tật, do vậy sự cảm quang của phim ở những chỗ có khuyết tật lớn hơn. Kết quả là trên phim hiện rõ những chỗ có khuyết tật.                

Phương pháp này sử dụng kiểm tra những kết cấu quan trọng hoặc những chỗ cần thiết của mối hàn vì thiết bị kiểm tra bằng tia X đắt tiền.         

+ Kiểm tra bằng tia g: tương tự như kiểm tra bằng tia X, khi kiểm tra miệng hộp chứa chất phóng xạ hướng thẳng vào mối hàn.                                  

* Kiểm tra bằng tia g được ứng dụng rộng rãi vì thiết bị đơn giản, nguyên tố phóng xạ được sử dụng lâu dài.     

+ Kiểm tra bằng siêu âm:             Sóng siêu âm là một dạng sóng âm thanh, dao động đàn hồi trong môi trường vật chất, nó khác với sóng âm thanh người ta nghe được là tần số lớn hơn rất nhiều.

Khi sóng siêu âm truyền qua biên giới giữa hai vật liệu có độ truyền âm khác nhau thì nó sẽ bị

khúc xạ hay phản xạ. Hệ số phản xạ đối với vết nứt trong mối hàn (giữa thép và không khí) đạt đến gần 100%.           -Dựa vào khả năng phản xạ của sóng siêu âm ở biên giới giữa hai môi trường dùng để kiểm tra các khuyết tật của mối hàn. Song nếu như kích thước của khuyết tật nhỏ hơn bước sóng siêu âm thì nó vẫn truyền qua.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro