CÂU 26:NC CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sử dụng các chất này để phòng trừ côn trùng hại dựa trên nguyên lý gây phá vỡ cân bằng hoócmôn bằng cách xử lý các chế phẩm vào giai đoạn mà nồng độ hoócmôn riêng ở chính côn trùng hại đang ở mức thấp cực tiểu. Từ đó dẫn đến những phá vỡ tương ứng của các quá trình biến thái, lột xác, đình dục hoặc phát triển hệ sinh sản. Cuối cùng dẫn đến sự chết hay bất dục. Bất cứ nhóm nào trong các chất tương tự hoócmôn cũng đều có thể dùng để trừ sâu hại được. Nhưng triển vọng hơn để ứng dụng trong thực tế cho đến nay thì đều thuộc nhóm chất tương tự hoócmôn trẻ. Vì nhóm này có công thức cấu tạo hóa học tương đối đơn giản, quá trình tổng hợp không phức tạp, có tính ưa mỡ tạo điều kiện dễ dàng xâm nhập qua tầng cutin vào cơ thể côn trùng.

Các chất tương tự hoócmôn trẻ có hoạt tính sinh học cao, có khả năng phá huỷ, làm gián đoạn sự phát triển của côn trùng với liều lượng sử dụng là phần mười, phần trăm microgram/1 cá thể côn trùng hoặc ở nồng độ sử dụng là vài phần triệu cho trong môi trường thức ăn nuôi sâu. Chất farnesol ở nồng độ 0,0001% đã gây chết ấu trùng muỗi Culex. Liều lượng kìm hãm ID50 của chế phẩm altozar đối với sâu non bướm trắng Mỹ H. cunea chỉ là 0,0001 microgram/1 cá thể (Lewallen, 1964; Sazonov et al., 1979).

Các chất tổng hợp tương tự hoócmôn trẻ có tính chọn lọc rất cao đối với từng nhóm côn trùng. Côn trùng bộ cánh vảy Lepidoptera mẫn cảm cao với các chất kiểu hoócmôn cecropia; côn trùng họ Pyrrhocoridae mẫn cảm với các chất tương tự hoócmôn thuộc nhóm peptid hay juvabion.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro