cau 26 tccc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 26:

Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. Chẳng hạn trên thị trường hối đoái ở VN 1 đô la Mỹ bằng 18.000 đồng VN. Đó là tỷ giá hối đoái của USD so với VND.

Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. "Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài". Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.

Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng:

- Kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạ chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán.

- Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên.

Các phương thức xác định tỷ giá:

- Hệ thống tỷ giá cố định - chế độ bản vị vàng (thế kỷ 19): mỗi quốc gia xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền giấy, tỷ giá giữa các đồng tiền dao động xung quanh giá trị vàng của các đồng tiền nhưng không vượt qua điểm vàng. Tác động của sự dịch chuyển vàng đối với tăng trưởng kinh tế đó là khi vàng di chuyển vào trong nước sẽ dẫn tới thặng dư cán cân thanh toán quốc tế làm cung tiền mở rộng dẫn tới lạm phát. Khi vàng di chuyển ra nước ngoài làm cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt khiến thu hẹp mức cung tiền dẫn tới giảm phát. Chế độ bản vị vàng sụp đổ bởi chiến tranh thế giới và khủng khoảng kinh tế năm 1929-1933.

- Hệ thống tỷ giá cố định - chế độ tỷ giá Bretton Woods: đồng USD được gắn với vàng, đổi ra vàng và trở thành đồng tiền dự trữ thanh toán quốc tế. Cơ sở hình thành tỷ giá đó là so sánh hàm lượng vàng của USD và dao động trong biên độ cộng trừ 1% như đã cam kết với IMF. Trong chế độ này vàng đóng vai trò trung tâm nên còn gọi là chế độ tỷ giá ngoại hối vàng. Chế độ tỷ giá Bretton Woods chính thức sụp đổ năm 1972.

- Hệ thống tỷ giá thả nổi - Chế độ thả nổi có quản lý: đồng nội tệ được gắn với đồng ngoại tệ mạnh thường là USD. Nó bắt đầu phổ biến từ sau năm 1972. Chính sách này có ưu điểm là khi khủng hoảng tài chính nổ ra, nó giảm thiểu được sự bất lợi do việc gắn vào một đồng tiền vì vậy các nền kinh tế thực hiện chính sách gắn đồng tiền của nước mình vào một số ngoại tệ. Giới hạn của biên độ giao dịch là: tỷ giá giao dich thị trường = tỷ giá chính thức +(-) biên độ X%. Tùy tình hình cung cầu trên thị trường mà Ngân hàng trung ương quyết đinh sẽ nới lỏng hay thắt chặt.

- Hệ thống tỷ giá thả nổi - chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá hoàn toàn được xác định theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính phủ không có bất cứ tác động hay cam kết về việc điều tiết tỷ giá. Milton Friedman ủng hộ tỷ giá thả nổi vì ông cho rằng hệ thống tỷ giá thả nổi tạo sự ổn định của thị trường tiền tệ.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong điều kiện kinh tế thị trường:

- Cung cầu ngoại tệ: khi cung ngoại tệ tăng làm cho đồng ngoại tệ mất giá còn đồng nội tệ tăng giá. Khi cầu ngoại tệ tăng lại làm cho đồng ngoại tệ tăng giá còn động nội tệ mất giá.

- Lạm phát: lạm phát gia tăng làm giá trị của đồng nội tệ giảm sút, đồng ngoại tệ tăng giá.

- Lãi suất: lãi suất trong nước cao hơn lãi suất thị trường quốc tế sẽ thu hút vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước làm cung ngoại tệ tăng đồng ngoại tệ có xu hướng mất giá và ngược lại.

- Năng suất lao động: tác động tới giá thành sản phẩm khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa có giá rẻ làm cầu về ngoại tệ tăng lúc này đồng ngoại tệ tăng giá còn đồng nội tệ mất giá.

Ngoài ra còn các nhân tố khác tác động đến tỷ giá như chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, yếu tố tâm lý, sự biến động của thị trường tài chính quốc tế,...

Liên hệ với thực tiễn VN:

- Giai đoạn 1955 - 1988 ta sử dụng tỷ giá cố định và chế độ đa tỷ giá:tỷ giá được quyết định bởi NHTW. NHTW công bố mức tỷ giá chính thức và cam kết duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo giá công bố dù cung cầu ngoại tệ trên thị trường có thay đổi. Khi có sự biến động thị trường, muốn duy trì tỷ giá đã ấn định thì NHTW phải điều hòa lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đảm bảo cân bằng cung cầu. Có 2 trường hợp can thiệp:

* TH1: Điểm cân bằng của thị trường thấp hơn tỷ giá do NHTW ấn định (đồng nội tệ bị đánh giá thấp)

Vì xuất hiện hiện tượng thừa ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có xu hướng sụt giảm. Muốn duy trì cố định, NHTW bỏ nội ta ra mua ngoại tệ vào----> tăng dự trữ ngoại tệ---> tăng phát hành nội tệ.

* TH2: Điểm cân bằng của thị trường cao hơn tỷ giá do NHTW ấn định (đồng nội tệ đựoc đánh giá cao)

Vì thiếu ngoại tệ nên giá ngoại tệ có xu hường tăng. Muốn ổn định giá, NHTW bán ngoại tệ ra mua nội tệ vào---> giảm dự trữ ngoại tệ----> giảm lượng tiền mạnh (H).

- Giai đoạn 1989 - 1992 ta áp dụng tỷ giá thả nổi: tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Khi cung cầu thay đổi đến đâu, tỷ giá thay đổi tương ứng đến đó theo mức cân bằng trên thị trường.. Mặc dù tỷ giá chính thức đựơc NHTW công bố nhưng thực chất là thả nối theo tỷ giá thị trường. Tỷ giá chính thức được điều chỉnh liên tục theo sự thay đổi tỷ giá trên thị trường tự do (dù ko được thừa nhận).

- Từ 1997->nay ta áp dụng chính sách tỷ giá thả nối có quản lý( kết hợp của thả nổi và cố định): tỷ giá được hình thành trên cung cầu của thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cơ chế này giúp tỷ giá thực tế vừa gắn với thị trường vừa ko gay sốc đột biến giúp ổn định thị trường ngoại hối tốt hơn. Tỷ giá này có thể do thị trường quyết định, cũng có thể do NHTW quyết định. Khi thị trường ít biến động, tỷ giá đc thả nổi theo cung cầu trên thị trường ngoại hối. Khi có dao động mạnh và nhanh thì NHTW can thiệp để giữ ổn định tỷ giá. Từ năm 2000, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của VN điều chỉnh từ chỗ công bố tỷ giá chính thức theo tín hiệu thị trường với từng khoảng thời gian có hiệu lực tương đối dài, sang cơ chế công bố tỷ giá theo động thái hàng ngày của thị trường ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá theo định hướng của Chính phủ: vừa theo thị trường, vừa có can thiệp khi cần thiết. Việc điều chỉnh này đã tác động rất tích cực đối với thị trường tiền tệ. Tỷ giá giữa các ngoại tệ với VND đã được duy trì tương đối ổn định trong nhiều năm. Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ ở VN đã có tính thị trường, nhưng còn hạn chế. Từ 1996 đến 2006, VND đã được điều chỉnh theo hướng hạ giá VND liên tục. Tuy nhiên, VND vẫn có những biểu hiện được đánh giá cao hơn thực tế. Đầu năm 2007 cho đến nay, VND có xu hướng lên giá liên tục do 2 nguyên nhân chính: nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài vào VN tăng mạnh và ứ đọng tại các NHTM; trên thế giới, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài. Đến hết quý I năm 2008, tỷ giá VND/USD tiếp tục có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, mức giảm của tỷ giá hay sự lên giá của tiền đồng VN vẫn chưa đủ lớn để giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát. Hiện nay, VN theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, với biên độ dao động chưa đáng kể, chưa đủ thích ứng với môi trường bên ngoài Chính sách tỷ giá hiện nay đã ảnh hưởng hạn chế nhất định đối với nền kinh tế. Nếu mở rộng biên độ dao động, làm cho tỷ giá linh hoạt hơn, đồng thời mở rộng các thành phần tham gia vào việc xác định tỷ giá, thì tính thị trường của tỷ giá sẽ cao hơn sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ads