Câu 27 Giải quyết vấn đề dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 27 Giải quyết vấn đề dân tộc

A,Khái niệm về dân tộc:

Dân tộc có thể được hiểu theo nghĩa; nhưng trong đó có, có 2 nghĩa thường dùng phổ biến nhất:

Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người cụ thể nào đó, có mối liên hệ chặt chẽ bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng. Trong sinh hoạt văn hóa, có những nét đặc thù so với cộng đồng khác, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái,…, ở Việt Nam.

Hai là, dân tộc chỉ có một cộng đồng người ổn định, bền vững, làm thành nhân dân một nước, lãnh thổ một quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của một quốc gia, còn gọi là quốc gia dân tộc. Ví du: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa,…

B,Hai xu hướng phát triền của dân tộc:

Dưới chủ nghĩa tư bản

Nghiên cưu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong CNTB, Leenin phát hiện hai xu hướng khách quan:

-Xu hướng một, do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập, thống nhất, có một chính phủ, một hiến pháp, một thị trường thống nhất. Thực tế này diễn ra ở những quốc gia khu vực nơi có nhiều cộng đồng, dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong CNTB. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột để tiến tới thành lập các quốc gia độc lập. Trong xu hướng đó nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng: chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập, họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.

Xu hướng hai, là xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc. Nguyên nhân dẫn đến sự liên hiệp dân tộc này là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế văn hóa trong CNTB đã tạo nên mối liên hệ quốc gia này và quốc tế giữa các dân tộc. Xóa bỏ sự biệt lập khép kín và hang rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Mặt khác, còn do áp bức bóc lột của CNTB, đế quốc đã làm cho các dân tộc liên hiệp lại với nhau để chống lại sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân đế quốc.

Dưới chủ nghĩa xã hội:   

Chủ nghĩa xã hội cũng tạo ra hai xu hướng khách quan:

Xu hướng một, là sự tự chủ phồn vinh của mỗi dân tộc

Xu hướng hai, là sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, trên cơ sở độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã trở thành xu hướng mới của thời đại. Trong đó, sự phồn vinh của mỗi dân tộc là cơ sở để tiến đến sự xích lại gần nhau. Ngược lại sự xích lại gần nhau càng làm cho các dân tộc phồn vinh hơn.

C,Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-lenin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc     

Muốn giải quyết một cách khoa học, đúng đắn vấn đề dân tộc, phải đứng vững trên lập trướng, quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin. Cụ thể phải căn cứ vào các nguyên tắc sau:

-Các dân tộc hoàn toàn bính đẳng,:

Quyền bình đẳng là quyền cơ bản, thiêng liêng và là mục tiêu phấn đấu, của mọi dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng là: Các dân tộc dù lớn hay nhỏ, dù đông hay ít người, dù trình độ phát triển cao, thấp khác nhau thì đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau,. Không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa,.. đối với dân tộc khác.

Quyền bình đẳng trong một quốc gia có nhiều dân tộc,phải được đảm bảo bằng pháp luật và được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa,.. Trong đó, việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch cề trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

Quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi quốc tế phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự kì thị miệt thị, chia rẻ dân tộc, áp bức, xâm lược dân tộc: đồng thời gắn liền với việc xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới để tạo điều kiện cho các dân tộc vươn lên thực hiện quyền bình đẳng của mình.

Các dân tộc có quyền tự quyết

Quyền tự quyết cũng là quyền cơ bản thiêng liêng và mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc.

Nội dung cơ bản của quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình mà không ai ở ngoài có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc đó.

Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do lựa chọn và quyết định lấy chế dộ chính trị xã hội và con đường phát triển của đất nước, của dân tộc, và con đường phát triển kinh tế văn hóa,…

Chủ nghĩa Mac-Lenin còn nêu ra các hình thức để thực hiện quyền tự quyết đó là:

Quyền tự do phân lập( tách ra) thành cộng đồng quốc gia độc lập vì lợi ích của  các dân tộc

Quyền tự do liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

Tuy nhiên trên thực tế, việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp là tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng nơi, từng lúc, chứ không được áp dụng một cách máy móc.

Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc lại:

Đây là tư tưởng nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Leenin. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhaanm, nó phản ánh sự thống nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.Nó đảm bảo cho phong trào giải phóng dân tộc đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Do đó đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Trong các nguyên tắc cơ bản nêu trên, nguyên tắt liên hiệp giai cấp công nhân tất cả dân tộc là quan trọng nhất, vì rằng chỉ khi nào giai cấp công nhân liên hiệp lại với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn để giành được vai trò lãnh đạo của mình đối với dân tộc thì các dân tộc mới có quyền bình đẳng, quyền tự quyết, mới xóa bỏ được sự kì thị, thù hằn và áp bức, xâm lược dân tộc.

Như vậy, cương lĩnh dân tộc của Lenin là cơ sở lí luận soi đường cho đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro