Câu 28: Hai Phương Pháp Sản Xuất Ra Thặng Dư

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 28: Hai Phương Pháp Sản Xuất Ra Thặng Dư

Để thu được giá trị thặng dư, có nhiều biện pháp và hình thức. Mác khái quát lại có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động của người lao động làm thuê vượt khỏi thời gian lao động cần thiết.Nếu như ngày lao động kéo dài, nhưng thời gian lao động cần thiết giữ nguyên sẽ làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên, nhà tư bản thu thêm giá trị thặng dư. Đây là phương pháp thô bạo, được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của cntb khi mà công cụ chủ yếu là lao động thủ công. Tăng cường độ lao động là một hình thức che đây của phương pháp này.Ở thời kỳ đầu, các nhà tư bản đều muốn kéo dài thời gian lao động ra vô hạn để tăng giá trị thặng dư. Nhưng điều này không thể thực hiện được bởi vì nó bị giới hạn về mặt tự nhiên và thể chất, tinh thần của người công nhân, anh ta cần phải có thời gian để khôi phục sức lao động đã bị hao phí.Trong điều kiện không thể kéo dài ngày lao động, giai cấp tư bản tìm cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, để nhằm tăng thời gian lao động thặng dư một cách tương đương. Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết phải tìm cách hạ thấp giá trị hàng hóa sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động được tính bằng toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống công nhân và gia đình anh ta. Vì thế cho nên muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải nâng cao năng suất lao động trong những ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Khi đó thời gian lao động cần thiết rút ngắn, nhưng người công nhân vẫn đủ những tư liệu sinh hoạt như trước để tái sản xuất sức lao động. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật và tăng năng suất lao động, nhà tư bản đeo đuổi theo một mục tiêu là hạ giá hàng hóa của xí nghiệp thấp hơn giá thành hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh khác và do đó kiếm được nhiều giá trị thặng dư hơn hàng hóa ngoài xã hội, phần giá trị thặng dư trội hơn giá trị thặng dư cả các tư bản khác nhờ hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì cả hai loại giá trị thặng dư này đều cùng dựa trên một cơ sở chung là tăng năng suất lao động (mối quan hệ giữa giá trị thặng dư tương đối với giá trị thặng dư siêu ngạch).Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thu được của một nhà tư bản cá biệt, do tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị lao động tương đối lại dựa trên cơ sở tăngnăng suất lao động xã hội, thuộc về các nhà tư bản (mối quan hệ giữa giá trị thặng dư tương đối với giá trị thặng dư siêu ngạch)Giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng đều dựa trên một cơ sở chung là kéo dài thời gian lao động thặng dư. Trong quá trình phát triển của phương thức sản xuất tbcn, hai phương thức này đã tạo khả năng khách quan cho sự phát triển mạnh mẽ của năng suất lao động. Song nếu gạt bỏ mục đích, tính chất tbcn, thì những phương pháp này có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội, áp dụng kỹ thuật mới, đây là những phương pháp tổ chức quản lý, là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích mọi doanh nghiệp sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy tiến bộ kinh tếxã hội

Câu 29: Mối Quan Hệ Giữa Lợi Nhuận Và Giá Trị Thặng Dư

Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do nhân công tạo ra và thuộc quyền sở hữu của người chủ vốn. Giá trị thặng dư là nguồn thu nhập cơ bản của các nhà tư bản, là cơ sở của toàn bộ các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cho nên giá trị thặng dư là mục đích quyết định của sản xuất tư bản chủ nghĩa

Lợi nhuận : là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cơ bản

Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là kết quả của tổng tư bản đưa vào sản xuất.

Do đó, lợi nhuận sẽ:

. Xóa nhòa sự khác biệt giữa giá trị tư bản bất biến dùng trong sản xuất (ký hiệu là c) và giá trị tư bản khả biến (ký hiệu là v)

. Che giấu nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư

. Che giấu quan hệ tư bản chủ nghĩa

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt chất th nó là một nhưng xét về mặt lượng thì nó không thống nhất với nhau

Lợi nhuận có thể lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư vì lợi nhuận trực tiếp được tính gộp vào trong giá cả

Ví dụ:

Nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị

Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 thì lợi nhuận (p) = giá trị thặng dư (m) = 20

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm so với giá trị, do đó theo ví dụ trên thì doanh thu chỉ là 110 và p=10, p < m

Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng so với giá trị, do đó doanh thu sẽ là 130 và p=30, p > m

Lợi nhuận che giấu giá trị thặng dư và là sự biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là sự biểu hiện của giá trị thặng dư, hay giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận

Lợi nhuận bình quân

Là hiện tượng lợi nhuận bình quân hóa khi vốn bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh giữa các ngành

Có thể nói lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận ngang nhau thu được từ những khoản vốn bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau trong điều kiện có sự cạnh tranh giữa các ngành

Lợi nhuận bình quân xuất hiện trỡ thành giới hạn tối thiểu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng đầu tư được. Nếu thấy rằng đầu tư mà không thu được lợi nhuận bình quân thì nhà đầu sẽ di chuyển vốn sang ngành khác. Ngoài ra, lợi nhuận bình quân còn là cơ sở để xác định giá trần và giá sàn để kinh doanh tiền tệ

Câu 30: Tỉ Suất Lợi Nhuận Bình Quân

Tỉ suất lợi nhuận (ký hiệu p'): nói lên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tài năng của quản trị gia, khả năng thu lợi khi đầu tư vào các ngành khác nhau và vì vậy nó còn là thông tin rất quan trọng để dẫn dắt các nhà đầu tư tìm đến nơi đầu tư có lợi nhất

Khi xét giá trị thặng dư, chúng ta có khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư: M'=m/ v *100%

Giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận. Hai khái niệm này là 2 cách đo lường khác nhau và chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau

Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư. Nó không nói lên sự bóc lột, mức bóc lột đối với công nhân của nhà tư bản. Nhưng nó chỉ cho các nhà tư bản thấy được đầu tư vào ngành nào có lợi hơn, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn

Như vậy tỷ suất lợi nhuận cao, thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tỷ suất giá trị thặng dư

Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Sự tiết kiệm trong sử dụng tư bản ứng trước

Những biến đổi của giá cả, của nguyên vật liệu...

Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống theo đà phát triển của chủ nghĩa tư bản là một quy luật. Nó biểu hiện quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa. Là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của các cuộc khủng hoảng kinh tế định kỳ. Đồng thời cũng bao hàm giới hạn khách quan về mặt lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm hoàn toàn không có nghĩa là khối lượng lợi nhuận giảm. Chủ nghĩa tư bản có những tác động ngược lại chống sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro