Câu 28- PHCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 28

1.      nguyên nhân tắc nghẽn khớp là :

-         rối loạn điều hòa cơ : Nguyên nhân do các hoạt động bất thường, thường gặp ở những người khuân vác, người lao động nặng thực hiện động tác không có sự chuẩn bị hoặc những người lao động nhẹ nhưng thao tác không khéo léo, không phù hợp với chức năng giải phẫu của khớp ( động tác không phù hợp với tư thế )

-         Do chấn thương : có thể bị ngã hoặc bị va đập… cũng là nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn khoesp ( ngoại trừ tổn thương gẫy xương, trật khớp, tụ máu do đụng dập phần mềm hoặc đứt dây chằng

-         Do một số bệnh khớp :

+ viêm khớp dạng thấp, thoái hoa khớp hoặc những người bệnh có thay đổi cấu trúc giải phẫu của khớp như ; gai đôi, cùng hóa… có thể đưa đến tắc nghẽn khớp tùy theo những giai đoạn nhất định của bệnh

+ khớp bị bất động quá lâu do ốm nặng hoặc bị gẫy xương phải cổ định bằng bột

+ những khớp gần với tổ chức phần mềm bị viêm nhiễm thời gian kéo dài có thể dẫn đến hạn chế khả năng vận động và gây tắc nghẽn khớp

-         kích thích bởi các phản xạ bệnh lý nội tạng : gặp ở các khớp cột sống do moojy bệnh của cơ quan nội tạng tương ứng với phân đoạn chi phối

-         Ví dụ : Amidak có thể gây tắc nghẽn đốt sống C1C2

-         Viêm loét dạ dày- tá tràng có thể gây tắc nghẽn đốt sống lưng D8-D10

-         Cơn đau quặn thận có thể gây tắc nghẽn đốt sống lưng L1-l5 .L5-S1

2. Triệu chứng.

Tắc nghẽn khớp là một tình trạng rối loạn chức khớp tùy theo nguyên nhân gây nên, chứ không phải là một bệnh. Triệu chứng của tắc nghẽn khớp :

- đau tại khớp bị tắc nghẽn:

+ thường đau đột ngột xảy ra sau khi bị tắc nghẽn, nhiều trường hợp đau dữ dội làm cho người bệnh lo lắng, hốt hoảng và không thể tiếp tục hoạt động được

+có trường hợp đau xảy ra từ từ, sau đó ngày một tăng dần gây hạn chế cử động.

+ có thể đau vùng khớp nào đó không rõ lý do, sau khi di chuyển đến vị trí khác ( giống với triệu chứng thấp khớp).

+ nếu đc điều trị bằng các thuốc giảm đau, xoa bóp, chườm nhiệt thì đau có thể giảm hoặc dịu dần nhưng sau đó trở thành đau ngắt quãng hay đau tái xuấy hiện khi có thay đổi trạng thái sinh lý ( hành kinh, thai nghén ) hoặc khi thay đổi thời tiết. Thường đau ở cuối tầm vận động, lý do là chưa xóa bỏ được hoàn toàn tắc nghẽn.

- tính đàn hồi của các tổ chức phần mềm quanh khớp bị giảm, trương lực cơ tăng ở vùng khớp bị tắc nghẽn.

- khám thực thể:

+ phát hiện độ trượt của khớp bị rối loạn, bị hạn chế.

+ đối với khớp cột sốt; đường cong sinh lý và tư thế có thể bị thay đổi và hạn chế cử động tùy mức độ nặng nhẹ của tắc nghẽn

- X-quang: chụp có chẩn đoán xác định để loại trừ tổn thương- khớp hoặc bệnh lý của khớp

3. Kéo nắn:

kéo nắn là một phương pháp điều trị hợp để xoá bỏ tắc nghẽn và lập lại chức năng bình thiường của khớp

- nguyên tắc :

+ phải khám và chẩn đoán để chỉ định đúng cho kéo nắn. Nếu không đúng sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm cho kéo nắn

+ phải nắm vững kỹ thuật và thao tác thành thạo

+kéo nắn chỉ được thực khiện khi có tắc nghẽn khớp

+ kéo nắn không được gây đau cho người bệnh, tư thế kéo nắn phải thích hợp và chỉ được kéo nắn ở cuối thì thở ra của người bệnh. Phải cố định khớp tốt và thao tác mau lẹ. Dứt khoát.

+ ngay sau khi kéo nắn phải kiểm tra lại để đánh giá độ trượt của khớp đã trở lại bình thiường hay chưa?

+ nếu kéo nắn lần thứ 2 ở một khớp, ít nhất phải sau một tuần.

+ không kéo nắn cho người có hđ khớp bình thường

+ để tránh đau cho người bệnh trước lúc kéo nắn nên làm mềm cơ bằng nhiệt, xoa bóp hoặc làm di động kjớp nhiều lần trước khi thao tác

+ sau khi kéo nắn xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi và điều trị phục hồi tổ chức mềm quanh khớp cho đến khi hết đâu hoàn toàn và tầm vận động trở lại bình thường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#duyalex