cau 28 tccc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 28:

Thị trường ngoại hối

Hầu hết các nước có đồng tiền của riêng mình: Việt Nam có đồng Việt Nam Đồng (VND), Mỹ có đồng Dollar(USD), Pháp có đồng Franc(FRF),...Buôn bán giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau (thông dụng hơn cả là tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiên khác nhau) đồng này đổi lấy đồng kia. Việc mua bán tiền và tiền gửi ngân hàng ghi bằng những đồng tiền riêng biệt được tiến hành tại thị trường ngoại hối. Vậy thị trường ngoại hối là nơi diễn ra tất cả các hoạt động mua bán ngoại tệ hoặc vốn ngoại tệ trong nền kinh tế.

Việc mua bán các đồng tiền được diễn ra tại các sở giao dịch như thị trường giao dịch chứng khoán. Thị trường ngoại hối được các nhà kinh doanh (đa số là các ngân hàng) mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Khi các ngân hàng, các công ty, Chính phủ mua bán tiền trên thị trường ngoại hối, không phải họ cần một nắm giấy bạc của mình và bán để lấy ngoại tệ, mà phần lớn giao dịch là mua bán tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiền nước khác.

Thị trường ngoại hối có vai trò quan trọng, nó tạo cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Thị trường ngoại hối còn tạo cơ hội làm giàu cho các nhà đầu tư tài chính kể cả đầu tư tài sản hữu hình hoặc tài sản tài chính. Ngoài ra, nó là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo theo các mục tiêu của chính phủ trong từng thời kỳ.

Thị trường ngoại hối hoạt động sôi nổi là do hoạt động của các chủ thế tham gia. Đó là các khách hàng mua bán lẻ, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các nhà môi giới và các ngân hàng trung ương. Những chủ thể này tiến hành mua bán tiền gửi ghi bằng ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ kinh doanh như nghiệp vụ ngoại hối giao ngay kéo theo việc trao đổi ngay (mặc dù phải mất hai ngày để thực hiện việc trao đổi) các khoản tiền gửi ngân hàng, nghiệp vụ gia định ngoại hối có kỳ hạn kéo theo việc trao đổi các khoản tiền gửi ngân hàng vào một ngày tương lại xác đinh, ngoài ra còn có nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ. Các nghiệp vụ này tham gia trên thị trường ngoại hối nhằm mục đích kinh doanh và phòng chống rủi ro.

Thị trường ngoại hối cũng như nhiều thị trường khác, thường phải chịu sự can thiệp của Chính phủ. Nói chung, ở các nước hiện này đều thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước,tức là một chế độ trong đó tỷ giá biến động hàng ngày, nhưng các Ngân hàng trung ương can thiệp đến tỷ giá của đồng tiền nước mình bằng cách mua và bán các đồng tiền. Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối và việc Ngân hàng trung ương mua hoặc bán trên thị trường ngoại hối một số tài sản của mình được ghi bằng ngoại tệ làm thay đổi cơ số tiền tệ, qua đó làm thay đổi tỷ giá và sự ổn định giá trị của đồng bản tệ.

Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối ở VN:

Quá trình hình thành thị trường ngoại hối ở VN từ sau 1988: đặc trưng của giai đoạn này là VN phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Với cơ chế như vậy đã triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện hình thành và phát triển các thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng. Trước yêu cầu đổi mới, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định 53/HĐBT về việc tách hệ thống Ngân hàng từ một cấp thành hai cấp, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại. Đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, góp phần mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài, ngày 18.10.1988, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 161/HĐBT về Điều lệ quản lý ngoại hối. Một trong những điểm mới về quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 là; "nhà nước CNXHCN VN thông qua NHNN thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều đc thực hiện theo quy định của NHNN. Ngoài ra, các Ngân hàng chuyên doanh khác, các Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tạiVN, các tổ chức kinh tế trong nc muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải đc NHNN-TW VN cho phép". Như vậy, có thể nói lần đầu tiên ở VN thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã đc dỡ bỏ. Từ nay, các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Đây đc xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiên cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường.

Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối VN:

Giai đoạn 1990 - 1999: dù có những bước chuyển biến, nhưng ở VN vẫn thiếu vắng một thị trường ngoại hối có tổ chức để chắp nối cung cầu ngoại tệ và tạo cơ sở xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với quan hệ cung cầu trên thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn lực ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 107-NH/QĐ, ngày 16.8.1991 ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ, trên cơ sở đó, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã đc thành lập và đi vào hoạt động tai TP.HCM và Hà Nội. Như vậy có thể nói, năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch sử về việc hình thành nền móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở VN. Từ khi hai Trung tâm ra đời thì tỷ giá chính thức của VND đc xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở hai Trung tâm, do đo tỷ giá đã phản ánh trung thực hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn đc khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Có thể nói thị trường ngoại hối có tổ chức đã từng bước nắm vai trò chủ đạo chi phối và khống chế đc thị trường tự do. Trước nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn ở Vn, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại HN và TP.HCM để nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Giai đoạn 2000- nay: đang nổi lên tình hình căng thẳng về ngoại tệ kinh doanh của các ngân hàng thương mại, có người gọi đó là "tình trạng đóng băng thị trường ngoại hối". Có nhiều câu hỏi đặt ra: Nguyên nhân và giải pháp, nên ứng xử thế nào với thị trường? Từ tuần cuối tháng 2.2009 đến nay, tỉ giá niêm yết mua của các NHTM luôn bằng tỷ giá niêm yết bán và sát trần biên độ theo quy định của NHNN (kể cả 2 ngày sau khi NHNN điều chỉnh tăng biên độ từ +/-3% lên +/-5% từ 24.3). Điều này phản ánh tình trạng các NH luôn thiếu nguồn ngoại tệ kinh doanh để bán cho khách hàng. Tỉ giá trên thị trường tự do 2 tháng gần đây biến động theo xu hướng tăng. Chênh lệch tỉ giá giữa 2 thị trường đang làm căng thẳng thêm hoạt động mua ngoại tệ của cả NH và các DN có nhu cầu. Tình trạng này khó tránh khỏi việc NHTM và các DN phải tìm các biện pháp lách quy định về biên độ để giải quyết nhu ngoại tệ cấp thiết của hai bên.

Một vấn đề bất cập hiện nay là Chính phủ nắm chính sách và cơ chế trong tay, nắm nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia chưa bị hao hụt (theo phát biểu của Thủ tướng tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam ở Hồng Kông chiều 20.4.2009) nhưng lại phản ứng chưa kịp thời để thị trường không chính thức tác động lên cả nền kinh tế, làm cho nhiều DN ngộ nhận "tỉ giá mà NHTM mua phải tương xứng với mức giá mà thị trường không chính thức đang giao dịch" (?). Và đây cũng chính là một tác nhân khiến cho mức độ găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi lâu hơn bình thường làm biến dạng thêm quan hệ cung - cầu ngoại tệ.

Găm giữ ngoại tệ tuy là "chôn" vốn nhưng DN không sợ bị thiệt hại đáng kể do nguồn hàng xuất khẩu (XK) hình thành từ việc vay VND đã được Nhà nước hỗ trợ lãi suất (HTLS) nên sự chênh lệch giữa lãi vay thật trả mà DN ghi vào chi phí sau khi được HTLS và lãi tiền gửi thu được (nếu có) cũng không đáng là bao nhiêu so với tâm lý kỳ vọng chờ điều chỉnh tỉ giá thì thu nhập còn lớn hơn. DN có lý do để mà hy vọng bởi VND được neo chủ yếu vào USD mà USD đang mất giá.

Ngoại tệ được găm chủ yếu ở các DN đang có tiềm lực tài chính và có thị trường (có nguồn thu, có khả năng XK hàng hóa). Với các DN này thì nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu (NK) không bức xúc như các DN thiên về NK nên khả năng găm ngoại tệ của họ khá bền bỉ.

Thị trường ngoại hối ở nước ta đã có nhiều sự phát triển từ khi hình thành đến nay nhưng chúng ta vẫn cần giải quyết những vấn đề hiện nay như ngoại tệ trôi nổi ngoài sự kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro