Câu 29

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu  29:Ctạo chung của dao tiện,các thông số hình học của bộ phận cắt?

1. Cấu tạo chung của dao tiện:

Hình 1. Cấu tạo chung của dao tiện

I: Phần cán dao, dùng để gá dao vào bàn gá của máy, chịu lực uốn Pz trong quá trình cắt, chịu va đập do phôi quay tác dụng lên dụng cụ.            

 Yêu cầu: - Đủ sức bền uốn để chống cong trong quá trình cắt gọt

-  Độ dai va đập đảm bảo để chống gãy dụng cụ.

-  Vật liệu chế tạo: sử dụng thép hoá tốt hợp kim thấp, ví dụ như 40, 40 X, 40 XH ...                                                            

II: Phần đầu dao, trực tiếp tham gia vào quá trình cắt gọt nên được làm bằng thép dụng cụ cắt hoặc hợp kim cứng.                                                            Các định nghĩa cơ bản với bộ phận cắt:       

- Mặt trước của dao: là mặt phẳng mà trong quá trình cắt gọt phoi được thoát ra theo mặt trước (mặt phẳng abcde).                                                            - Mặt đáy: là mặt phẳng để định vị khi gá đặt dao trên máy công cụ (mặt phẳng a1b1c1d1e1).                             

- Mặt sau chính: là mặt phẳng đối diện với bề mặt phôi chưa được gia công (mặt phẳng bb1c1c).                             

- Mặt sau phụ: là mặt phẳng của bộ phận dao mà đối diện với bề mặt đã gia công của phôi (mặt phẳng cc1d1d).                             

- Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính (đoạn bc).                             

- Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ (đoạn cd).                             

- Đỉnh dao: là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ (điểm c).

2. Các thông số hình học của dao tiện (chỉ xét bộ phận cắt).Hình 2. Các thông số hình họccủa dao tiện                                                            - Góc trước (góc thoát phoi): g là góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy. Góc này ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình cắt gọt. Góc này có thể âm, dương hoặc bằng 0. Nhưng thường bằng (10 ¸ 15)0.

- Góc sau chính: a là góc tạo bởi mặt cắt và mặt sau chính. Góc này ảnh hưởng trực tiếp đến ma sát giữa dao và phoi.

- Góc sắc: b là góc tạo bởi mặt trước và mặt sau chính đo trong tiết diện chính.

Theo hình vẽ ta có :   

              a + b + g = 900                             

- Góc nghiêng chính: j là góc tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phương chuyển động của dao, nó ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình cắt và độ bền của dao, j = (30 ¸ 70)0.                                            

- Góc nghiêng phụ của dao: j1.                             

- Góc đỉnh dao: e là góc hợp bởi lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt đáy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của dao.

Ta có hệ thức:                  j + j1 + e = 1800

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro