câu 2đ hai đứa trẻ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh nào ? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy ?
a. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh: cảnh chiều tàn hiện lên “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”; “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”; “Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
b. Ý nghĩa: 
- Tình yêu quê hương đất nước của Thạch Lam qua những hình ảnh thiên nhiên đượm hồn quê.
- Gợi lên không gian làng quê yên ả, đậm chất thơ nhưng chứa đựng nỗi buồn man mác. 

Câu 2: Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về ? Ý nghĩa?
a. Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về: vì cuộc sống nơi hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến nửa đêm, lúc nào Liên cũng chỉ thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm…). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát.
b. Ý nghĩa của sự chờ đợi đó: 
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc .
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào ? Ý nghĩa ?
a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”…
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”
b. Ý nghĩa: 
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Câu 4: Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm HĐT được miêu tả như thế nào ? Ý nghĩa ?
a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa: 
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. 
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Câu 5: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam viết : “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. “Chừng ấy người” là ai ? Họ đang trông đợi điều gì ? Ý nghĩa ?

a. Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam viết : “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Những người ấy là: hai chị em Liên và An; chị Tí; bác phở Siêu; gia đình bác xẩm…
b. Họ đang trông đợi : chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào, náo nhiệt cùng các toa đèn sáng.
c. Ý nghĩa của hình ảnh ấy: 
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó là niềm khao khát được vượt ra khỏi sự tù túng, ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác hơn.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của các nhân vật. Dù cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, bế tắc nhưng họ vẫn không ngừng hi vọng.

Câu 6: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên ? Ý nghĩa ?

a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh đọng lại trong tâm trí của Liên là: hình ảnh chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa: 
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. 
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

GHI RÕ NGUỒN TỪ PAGE NÀY

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro