câu 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Sau khi xác định tính toán tất cả các yếu tố, tiến hành vẽ bản vẽ vật dập khuôn theo một số quy tắc sau:

- Quy ước vẽ đường bao vật dập bằng nét liền đậm, chi tiết vẽ nét đứt hoặc nét mảnh, mục đích để tiện cho việc biểu thị lượng dư cắt gọt.

- Kích thước của vật dập ghi trên, kích thước chi tiết ghi bên dưới kích thước vật dập và để trong ngoặc đơn.

- Các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ vật dập gồm: lượng bavia cho phép, phương pháp làm sạch, sai lệch cho phép về hình dạng …

- Bản vẽ vật dập thường vẽ với tỷ lệ 1:1, nếu lớn quá vẽ tỷ lệ 2:1.

*. Xác định khối lượng của phôi.

Khối lượng của phôi có thể xác định theo công thức sau:

                  Gph = Gvd + Gbv + Gcht + Gch (kg)

Trong đó:

- Gvd là khối lượng của vật dập, được xác định theo bản vẽ chi tiết kể cả lượng dư và dung sai.

- Gbv là khối lượng phần bavia trên bề mặt phân khuôn mà sau khi dập xong phải cắt bỏ đi, được tính theo kết cấu và kích thước rãnh bavia.

- Gcht  là khối lượng lớp chưa thấu trong trường hợp chi tiết có lỗ.

- Gch là khối lượng cháy hao khi nung, có thể lấy bằng 3÷4% Gch.

*. Xác định kích thước của phôi.

Trên cơ sở xác định được khối lượng của phôi, có thể xác định được kích thước phôi như sau:

Đối với vật dập có tiết diện ngang theo chiều dài không thay đổi nhiều lắm, chọn chiều dài phôi Lph, sau đó tính tiết diện phôi theo công thức:

           Fph  =(1,05-1.3)Vph /Lph  (mm2). . Vph =Gph/g  (mm3)

- Vph là thể tích phôi liệu; Gph là khối lượng phôi.

- g là khối lượng riêng của vật liệu gia công (kg/mm2).

- Lph là chiều dài chọn trước (mm).

Đối với vật dập có tiết diện ngang thay đổi nhiều thì tiết diện phôi được tính theo công thức:

                   Fph = (0,6÷1)Fmax (mm2).

Trong đó : Fmax là tiết diện ngang lớn nhất của vật dập. Sau đó xác định chiều dài phôi cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro