Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hoàn cảnh lịch sử:

Tình hình thế giới: Vào cuối năm 1944 đầu 1945  chiến tranh thế giới II đi vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân LIên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về Beclin. Ở  Tây Âu, Anh_Mỹ mở mặt trận thứ 2 đưa quân vào nước Pháp và tiến vào phía Tây của nước Đức. Pháp được giải phóng ( 8/1945), còn ở Miến Điện Nhật bị Anh đánh bại, Mỹ đến Philipin để khống chế đường biển từ Nhật đến Indonesia. Mâu thuẫn Nhât_Pháp ngày càng gay gắt. 20h30 ngày 9/3/1945 Nhật nổ súng đảo chính Pháp hòng độc chiếm Đông Dương, quan Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật.

Trong nước: Dự đoán trước tình hình, ngay đêm 9/3/1945 tổng bí thư Trường Chinh đã triệu tập hội nghị ban thường vụ TW Đảng họp mở rộng tại làng Đình Bảng ( Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945 ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị “ Nhật _Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

·Chỉ thị nhận định: cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, tạo nhiều thời cơ cho Tổng khởi nghĩa chín muồi

·Chỉ thị xác định: sau cuộc đảo chính kẻ cụ thể duy nhất trước mắt của nhân dân Đông Dương là Nhật, vì vậy phải thay đổi khẩu hiệu thành: “ thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”

·Chỉ thị chủ trương: phát động một phong trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Hình thức vũ trang, xung phong, vũ trang –tuyên truyền, vũ trang tự vệ

·Chỉ thị nêu rõ: không ỷ lại, không bó tay mình lại khi thời cơ Tổng khởi nghĩa xuất hiện.

·Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa, và sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

·Chỉ thị dự kiến: ba khả năng để dành chính quyền:

1.                      Khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật

2.                      Cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập

3.                      Nhật bị mất nước giống như Pháp năm 1940

·Thời cơ khởi nghĩa: Thứ nhất, là những thắng lưoij của Liên Xô. Thứ hai, là sự tan rã của phất xít quốc tế. Thứ ba, là sự cùng khổ của nhân dân các nước phát xít cũng như thuộc địa.

Ý nghĩa: Bản chỉ thị ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa. Nó  đã soi sáng mục tiêu và phương hướng đấu tranh cho toàn Đảng toàn dân trong thời kỳ tiền khởi nghĩa; khẳng định thời cơ khởi nghĩa cụ thể, chỉ rõ phương hướng hành động khi thời cơ xuất hiện, hành động mau lẹ, kịp nắm bắt thời cơ đưa cách mạng đi đến thành công.

Bản chỉ thị có giá trị to lớn đến vậy bởi nó kịp thời soi sáng, là kim chỉ nam cho mọi hành động tiền khởi nghĩa, đánh giá đúng tình hình thực tại đẻ từ đó dự đoán trước, hành động trước  khi quân đồng minh vào Đông Dương. Vì nếu một khi quân đông minh vào Đông Dương có thể sẽ bắt tay với Nhật phân chia lại thuộc đia, hơn nữa chỉ thị còn nêu rõ không ỷ lại vào lực lượng bên ngoài mà phải dựa vào sức mình là chính, chủ động mau lẹ giành lấy chính quyền. Từ đó ta thấy được đây là nét điển hình và sáng tạo trong lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, một Đảng còn rất non trẻ chỉ mơi 15 tuổi đã lãnh đạo một cuộc tổng khởi nghĩa trên quy mô toàn quốc, giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc,  thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nhân dân ta từ thân phận nô lệ của một nước thuộc địa trở thành công dân của một nước độc lập tự do, tự làm chủ vận mẹnh của chính mình.

Chủ trương tổng khởi nghĩa:

Tháng 5/1945: Đức thất bại hoàn toàn

8/1945:Liên Xô tuyên chiến với Nhật.

Ngày 6 và 9/8/1945 Mỹ ném 2 bở bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật là Hiroshima và Nagasaki

Ngày 14/8/1945: Nhật đầu hàng Liên Xô

Với tình hình như vậy Nhật rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, và  cơ hội lật đổ Nhật đã đến. Ngày 13/8/1945, tại Tân Trào( Thái Ngyên) hội nghị toàn quốc được diễn ra:

·Nhận định: Những điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa đã chín muồi

·Quyết định: phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, khẩu hiệu đấu tranh:” phản đối xâm lược”,” hoàn toàn độc lập”, “ chính quyền nhân dân”.

·Ngyên tắc chỉ đạo:tập trung, thống nhất, kịp thời. Chính sách đối nội đối ngoại: thêm bạn bớt thù, đáu tranh chỉ có thực lực của chúng ta.

·Phương châm : đánh chiems ngay những nơi chắc chắn thắng. Không kể thành thị hay nông thôn, phối hợp quân sự với chính trị. Đánh trước khi quân đồng minh vào Đông Dương

Ngày 16/8/1945: Cũng tị Tân Trào, đại hội quốc dân họp gồm 60 đại biểu. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Mười chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngay sau đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào chiến sỹ cả nước: “ giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14/8/1945 các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc cá tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái nguyên, Tuyên Quang. Ngày 18/8/1945 từ các tỉnh Bắc Giang Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa,Hà Tĩnh Quảng Nam Và Khánh Hòa liên tục giành chính quyền. Ngày 19/8/1945 dưới sự lãnh đạo của thành ủy HÀ Nội, hàng chục vạn quần chúng sau khi dự mít tinh đã rầm rộ xuống đường, biểu tình, biểu hành và nhanh chóng tỏa đi khắp hướng chiếm Phủ Khâm Sai, Tòa Thị Chính, Trại lính bảo an, sở cảnh sát và các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế áp đảo của quần chúng nhân dân, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội không giám kháng cự. Chính quyền về tay nhân dân

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8/1945 có ý nghĩa quyết định đối với cả nước, làm cho chính uyền tay sai Nhật ở các nơi bị tê liệt, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần nhân dân các tỉnh thành khác đứng lên giành chính quyền. Ngày 23/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế, 25/8 ở Sài Gòn, 28/8 ở đông bằng sông cửu long. Ngày 30/8  Vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường BA Đình Hà Nội, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào, với toàn thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:

Cách mạng tháng Tám thành công đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một nước độc lập tự do và có chủ quyền riêng. Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác_ Lê Nin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiêm quý báu cho phong trào đáu tranh gải phóng dân tộc và giành chính quyền dân chủ. Ngoài ra còn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc đại đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do. Đánh giá ý nghĩa cuộc cách mạng này Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”

Nguyên nhân thắng lợi

Cách mạng tháng Tám nổ ra đúng vào thời điểm Nhật gần như suy sụp hoàn toàn và sự thắng lợi liên tục của Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng tháng Tám là kết ủa tổng hợp 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào ( 1930-1931; 1936-1939; cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945). Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh dã trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt

Cách mạng tháng Tám thành công là do Đảng đã có sự chuẩn bị lực lượng vĩ đại của doàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro