Câu 3 : Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn doanh nghiệp trong công tác BHLĐ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mục V thông tư liên tịch sô 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 30/10/1998 quy định Công đoàn doanh nghiệp có 5 nhiệm vụ và 3 quyền sau:

 Nhiệm vụ

1.      Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động trong đó có các nội dung BHLĐ.

2.      Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định pháp luật về BHLĐ, kiến thức KHKT BHLĐ, chấp hành quy trình, quy phạm các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.

3.      Động viên khuyến khích người lao đọng phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị máy nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.

4.      Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động tham gia xây dựng nội quy, quy chế quản lí về ATVSLĐ, xây dựng kế hoạch BHLĐ, đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách BHLĐ, biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động BHLĐ của Công đoàn ở doanh nghiệp để tham gia với Người sử dụng lao động.

5.      Phối hợp tổ chức ác hoạt động để đẩy mạnh ác phong trào bảo đảm an toàn VSLĐ, bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động BHLĐ đối với mạng lưới an toàn viên.

Quyền

1.      Tham gia xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý BHLĐ, ATLĐ và VSLĐ với Người sử dụng lao động.

2.      Tham gia các đoàn kiểm tra công tác BHLĐ do doanh nghiệp tổ chức, tham gia các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động.

3.      Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện kế hoạch BHLĐ và các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe người lao động trong sản xuất. Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro