Câu 3 quản lí nhà nước về thương mại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quản lý nhà nước là:

Tính tất yếu khách quan

Quản lý nhà nước trong kinh tế nói chung và trong thương mại nói riêng là 1 đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu:

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có những ưu điểm vượt trội hơn so với nền kinh tế trước đó. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những khuyết tật hay hạn chế của nó. Nhà nước can thiệp điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm: một mặt phát huy ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế của nó

Thương mại là hoạt động có tính liên ngành có liên quan tới nhiều ngành ghề lĩnh vực trong nền kinh tế và mang tính xã hội hóa cao thể hiện ở chỗ:

+ thương mại phải huy động các nguồn lực của xã hội, thể hiện thông qua việc thương mại có hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh riêng, có đội ngũ thương gia

+ các chủ thể huy động nguồn lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Như vậy để


đảm bảo phát triển cân đối của các ngành các lĩnh vực cũng như để đảm bảo sự thông suốt của hàng hóa khi lưu thông qua lĩnh vực thương mại đòi hỏi nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết trong lĩnh vực này

Trong thương mại luôn chứa đựng những mâu thuẫn của đời sống kinh tế xã hội: như mâu thuẫn giữa người mua >< người bán, doanh nghiệp >< người lao động doanh nghiệp, doanh nghiệp>< nhà nước, doanh nghiệp >< môi trường. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn này và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể thương mại đòi hỏi cần có quản lí nhà nước .

Trong kinh doanh thương mại tồn tại 1 bộ phận các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Doanh nghiệp này chiếm lĩnh vị trí then chốt trong nền kinh tế, thực hiện kinh doanh hàng hóa chiến lược. Thông qua các doanh nghiệp này nhà nước sẽ can thiệp và điều tiết thị trường thực hiện các chính sách kinh tế  xã hội và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng

Nội dung và bộ máy quản lí nhà nước về thương mại:

Nội dung

Trong luật thương mại 1997, chương V mục 1 điều 245 có quy định 12 nội dung về quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta. Nhưng trong luật thương mại 2005 thay cho luật thương mại 1997, nhà nước không quy định cụ thể về các nội dung quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta. Các nội dung này nằm trong các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ (trong đó có bộ công thương) và của UBND các cấp

Hiện nay có thể khái quát các nội dung về quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Định hướng cho sự phát triển thương mại, xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch và các kế hoạch phát triển thương mại ở từng cấp từng địa phương

Thương mại nội địa:

+ tổ chức điều kiện kinh doanh cho các chủ thể

+ điều kiện lưu thông của hàng hóa trên thị trường: nhãn, chất lượng, chứng từ…

+ thương mại điện tử

Thương mại quốc tế

Hợp tác quốc tế: đại diện tham gia và kí kết các công ước, điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại song phương của Việt Nam với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà việt nam tham gia

Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta

Để phù hợp với sự phát triển của thương mại nước ta trong những năm đỏi mới, nhà nước đã có nhiều thay đỏi trong công tác quản lý nhà nước về thương mại, thực hiện không chỉ thay đổi về cơ chế chính sách phát triển thương mại mà còn thể hiện cả trong bộ máy quản lý nhà nước.

Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay có thể khái quát qua mô hình dưới đây:

Chính phủ=>Bộ công thương=>UBND các tỉnh=>Các bộ và cơ quan ngang bộ khác     <=>

Sở công thương

(tỉnh, thành phố trực thuộc TW)

UBND cấp huyện=>UBND cấp xã=>Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

Quan hệ tham mưu, tư vấn

Chia 2 cấp quản lý

Trung ương: chính phủ, các bộ

Địa phương: sở công thương, UBND các cấp: UBND các thành phố trực thuộc trung ương, UBND các tỉnh, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, UBND xã

Chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy nêu trên có thể khái quát như sau:

Chính phủ là cơ quan hành pháp của quốc hội, chịu trách nhiệm quản lý mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng như mọi lĩnh vực của xã hội

Bộ công thương là cơ quan của chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trên 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Trong lĩnh vực thương mại, quản lý nhà nước được thực hiện trên các khía cạnh:

+ quản lý nhà nước về thương mại nội địa

+ quản lý nhà nước trên phương diện thương mại quốc tế: XNK

+ hoạt động thương mại của VN ở nước ngoài

Các bộ và cơ quan ngang bộ khác: phối hợp cùng bộ công thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách

Sở công thương: là cơ quan của bộ công thương thực hiện việc tham mưu tư vấn trên 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại cho UBND các cấp để các cơ quan này thực hiện quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương trong phạm vi lãnh thổ được phân công phụ trách

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#danhpro