Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam.

1. Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam.

*Cơ sở thực tiễn Việt Nam

+Quan điểm của HCM là: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu của VN sau khi nước nhà giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

+ HCM khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất.

2. Đặc trưng của CNXH ở VN
a. Cách tiếp cận của HCM về CNXH.

HCM tiếp thu lý luận về CNXH khoa học của lý luận Mác – Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc VN.

+Tiếp cận ở phương diện đạo đức, hướng đến giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít.

+Bao trùm lên tất cả là HCM tiếp cận CNLM từ phương diện văn hóa.

b.  Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH

Bản chất:

+ HCM coi CNXH là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó, con người được phát triển toàn diện, tự do.

+HCM diễn đạt quan niệm của mình về CNXH trên một số mặt nào đó của nó như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

+HCM quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

+HCM nêu lên CNXH ở VN trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.

Đặc trưng:

+Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

+CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

+CNXH là chế độ không còn người bóc lột người.

+CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

3. Quan niệm của HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN.
a. Mục tiêu

Mục tiêu chung của CNXH là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Tính ưu việt hơn hẳn so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra mục tiêu giải phóng con người một cách toàn diện. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống cho nhân dân.  

Mục tiêu cụ thể:

Về chính trị, xây dựng chế độ nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.

Về kinh tế, phát triển công-nông nghiệp hiện đại, khoa học-kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột xoá bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện.

Về văn hoá – xã hội, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển văn hoá nghệ thuật…

Về con người: trước hết Người quan tâm đến tư tưởng XHCN, có đức và tài.

b. Động lực của CNXH: phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH. Gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Động lực bên trong: Vốn, Khoa học kỹ thuật, Con người – là động lực quan trọng và quyết định.

Nguồn lực con người phải phát huy trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân.

Coi trọng động lực lợi ích kinh tế.

Tác động cả chính trị và tinh thần của người lao động. Người coi trọng cả văn hoá, khoa học, giáo dục là động lực không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.

Sử dụng vai trò điều tiết của các nhân tố khác  như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người.

Động lực bên ngoài: sức mạnh thời đại, ĐKQT

Khắc phục lực cản, yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của chủ nghĩa xã hội.

Kết luận: Quan điểm của HCM về những đặc trưng bản chất của CNXH ở VN là những quan điểm khoa học, hoàn chỉnh về hệ thống. Những quan điểm đó dựa trên cơ sở học thuyết Mác-Lenin và có sự bổ sung một số đặc trưng truyền thống của VN. Những đặc trưng bản chất đó được HCM khái quát thành những cụm từ: CNXH là dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, đạo đức, văn minh. Đó là một chế độ ưu việt nhất trong xã hội, một chế độ tự do và nhân đạo.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro