CÂU 3 : Xây dựng nhà nước của dân, do dân , vì dân?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Trong Nhà nước và cách mạng, Lênin coi nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, nhưng lại là vấn đề rất cơ bản và rất mấu chốt nhằm thiết lập một chế độ xã hội mới về chất. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước; đồng thời, kế thừa và phát huy những giá trị nhân loại và truyền thống dân tộc về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xây dựng nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Thứ nhất là quan điểm nhà nước của dân:

+ Quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân : Quyền lực đó được nhân dân thực hiện thông qua đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp do mình bầu ra. Tuy nhiên các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là "công bộc của dân". HCM phê hán những "vị đại diện" lầm lẫn sự uy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh lộng quyền, cửa quyền, Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân. Vì thế nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

+ Quyền quyết định của nhân dân về các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia: Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

+ Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.

- Thứ hai là quan điểm nhà nước do dân:

+ Nhà nước do dân lựa chọn thông qua bầu cử thể hiện bằng

Quyền dân chủ trực tiếp: nd bầu ra ĐBQH, HĐND.

Quyền dân chủ gián tiếp: thông qua ĐBQH, HĐND các cấp bầu ra bộ máy chính quyền.

+ Nhà nước do dân xây dựng và bảo vệ: nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động. Tham gia lực lượng vũ trang để bảo vệ nhà nước.

+ Nhà nước do dân phê quản lý, đóng góp và phê bình. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.

- Thứ ba là nhà nước vì dân:

+ Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân.

+ Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, bản thân nhà nước không có đặc quyền lợi gì, nhà nước phải thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh..."

+ Về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức: Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài.

Biện pháp

Để nâng cao bản chất của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta, có một số biện pháp như:

- Phải hoàn thiện cơ chế bầu cử, ứng cử trong quá trình hình thành những cơ quan, những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

- Liên quan tới vấn đề Nhà nước, điều làm nhức nhối xã hội nhiều nhất là tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước không những chưa bị đẩy lùi mà còn có xu hướng diễn biến ngày một tinh vi, phức tạp với quy mô lớn hơn, đẩy mạnh tiêu cực là một nội dung quan trọng phát huy bản chất nhà nước của dân do dân và vì dân.

-  Việc nêu cao vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và của mọi công dân cũng là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong vấn đề này, chúng ta không chỉ cần quy chế hoá, luật pháp hoá các quyền đó, mà quan trọng hơn là phải nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, phản biện của các tổ chức, các cá nhân nêu trên; phải bảo đảm các điều kiện về thông tin, về phương tiện để việc giám sát, kiểm tra, phản biện đó có hiệu quả…

Kết luận

Thực hiện cho được tư tưởng Nhà nước của dân, do dân, vì dân mà Hiến pháp 1946 nêu ra là một đòi hỏi bức xúc, nhưng đó cũng là một quá trình rất không đơn giản, nó đụng chạm tới nhận thức và lợi ích của con người. Song, sức mạnh của Nhà nước ta lại phụ thuộc một cách quyết định vào việc thực hiện cho được bản chất đó của mình. Nhân dân ta, đất nước ta đòi hỏi phải thực hiện cho bằng được bản chất đó. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới đất nước ở giai đoạn hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro