cau -30

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1-Tổng quan về thị trường tài chính (TTTC):

a. Khái niệm

Là kênh dẫn vốn từ người cho vay đến người đi vay thông qua họat động Tài chính trực tiếp.Chính phủ điều chỉnh TTTC thông qua cơ sở hạ tầng tài chính và việc kiểm soát các công cụ tài chính.

2-Cấu trúc của TTTC từ các giác độ nghiên cứu khác nhau:

-Thị trường Nợ và Thị trường Vốn cổ phần

-Thị trường cấp 1 và Thị trường cấp 2

-Thị trường tiền tệ và Thị trường vốn

3-Công cụ của thị trường tài chính:

Căn cứ vào thời gian đáo hạn: các công cụ tài chính của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Căn cứ vào tính chất thu nhập: các công cụ tài chính với thu nhập cố định, biến đổi và các hình thức hỗn hợp.

4-Thực trạng sự phát thị trường tài chính và thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường tài chính Việt Nam còn đang phát triển ở giai đoạn sơ khai

a. Thị trường vốn: ta chủ yếu đi nghiên cứu về Thị trường chứng khoán, nhân tố chính của Thị trường vốn của Việt nam

Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã có nhiều sự kiện đáng nhớ: doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia mạnh mẽ, các tổ chức trung gian phát triển... đặc biệt là trong năm 2006,2007 và 2008.

- Sau hai năm đầu tăng trưởng khó khăn, TTCK Việt Nam rơi vào một thời kỳ trầm lắng kéo dài (2002 - 2005); với mức quan tâm của xã hội dành cho TTCK hầu như không đáng kể.

Mãi tới nửa cuối năm 2006, sự sôi động mới thực sự xuất hiện, thể hiện qua các thống kê thị trường

-TTCK Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong năm 2006 và đầu năm 2007, vượt xa dự đoán của cơ quan quản lý nhà nước Quy mô thị trường đã gia tăng vượt kế hoạch đề ra cho năm 2010 là tổng mức vốn hoá TTCK đạt trên 15% GDP .Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ lục mới về tính thanh khoản khi khối lượng và giá trị giao dịch không ngừng gia tăng. Với gần 90 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên hai sàn trong phiên 8/4/2006, có tổng giá trị gần 2000 tỷ đồng, các kỷ lục thiết lập trước đó tiếp tục bị phá vỡ.

- Thị trường chứng khoán năm 2009 sẽ tăng cao do các ngân hàng tăng vốn điều lệ và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết , theo thống kê số lượng cổ phiếu có thể niêm yết theo các công ty đã nộp hồ sơ niêm yết khoảng:Hose:143,600,000;HASTC:201,214,534

Việt Nam dự báo sẽ phục hồi vào năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có cơ sỡ phục hồi vào quý 4/2009.

b.Thị trường tiền tệ:

Dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó.

Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các tổ chức tín dụng, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.

Thị trường tiền gửi và huy động vốn là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:

- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.

Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.

Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng và tính thanh khoản thấp của các loại hình tiền gửi, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD.

Nhìn chung thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc... thiếu linh hoạt. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau bằng cách tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.

5- Biện pháp

1.Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý và can thiệp của NHNN đối với hệ thống tài chính:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN với xu hướng hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ năng lực đối với đội ngũ cán bộ có đủ trình độ xây dựng và thực thi CSTT theo thông lệ quốc tế, tiên tiến và hiện đại.

- Xây dựng và thực thi CSTT linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát,

- Thể chế hóa rõ ràng chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và sự phối hợp giữa các cơ quan này

- Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra của NHNN; bảo đảm để mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tín dụng;

- Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách, qui chuẩn, pháp luật...theo hướng cụ thể và hợp lý

2.Xây dựng hệ thống giám sát tài chính và cảnh báo sớm rủi ro đảm bảo cho các thông tin tài chính minh bạch, kịp thời, chính xác và hiệu quả:

-Đầu tư để xây dựng hệ thống thông tin quản lí (VD: hệ thống thông tin MIS)cập nhật từ cơ sở tới cơ quan giám sát nhanh chon và nhạy bén

-Xây dựng hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010, hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng về cơ bản những chuẩn mực quốc tế về giám sát tài chính - ngân hàng, trước hết là các nguyên tắc Basle 1, tiến tới thực hiện Basle 2 sau năm 2010.

- Hoàn thiện thể chế và hạ tầng cơ sở hỗ trợ hoạt động giám sát tài chính ngân hàng: Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính ngân hàng, những nội dung đổi mới Thanh tra NHNN cần được cụ thể hóa trong Luật NHNN sửa đổi. Về lâu dài, cần có Luật Giám sát hoạt động ngân hàng, để có thể xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức của Thanh tra NHNN : Cần xây dựng được cơ quan giám sát tài chính hợp nhất, thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#asd