cau 30

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 30: Nghề thủ công ở Việt Nam thời kì phong kiến:

Trả Lời:

Từ triều đại Đinh đến triều đại Trần

- Đất nước thống nhất, ra đời nước Đại Cồ Việt: phát triển kinh tế, văn hoá, các nghề thủ công phát triển lên một bước mới. Tri thức về khai mỏ, nấu quặng, luyện kim, chế tạo vải mặc, giấy viết, chế biến thực phẩm... được mở rộng và có nhiều sáng tạo.

- Cuối thế kỉ X ở kinh đô Hoa Lư, triều đình Tiền Lê tổ chức nhiều quan xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, làm áo mũ, cân đai cho các quan, đặt ra yêu cầu về nguyên liệu thúc đẩy việc khai mỏ, luyện kim phát triển với quy mô lớn. Vua Lê Đại Hành cho xây dựng cung điện, đền đài, lăng miếu... thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Đất nước độc lập, dân số tăng, nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các nghề thủ công truyền thống: gốm, kéo sợi dệt vải, tơ lụa, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, làm đồ đá, đồ mỹ nghệ... phát triển mạnh.

- Năm 1010 nhà Lý dời đô ra Thăng Long, nước Đại Việt trở thành 1 nước cường thịnh, các nghề thủ công phát triển mạnh, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo vật dụng, công cụ, vũ khí. Kĩ thuật sản xuất gạch ngói tinh xảo, công phu và ngày càng đa dạng. Phát triển nghề làm đồ sứ, đồ vàng bạc, đúc đồng, nấu rượu, làm giấy, nhuộm, dệt vải, tơ lụa... Thế kỉ XI, XII, xuất hiện nghề in, nghề sơn, nghề làm muối phát triển với quy mô lớn.

- Sang triều Trần, quy mô và kỹ thuật sản xuất thủ công tiếp tục phát triển với quy mô lớn (làng thủ công, phường thủ công chuyên sản xuất 1 loại sản phẩm nhất định). Triều Trần lập ra Thái y viện để bào chế thuốc va nghiên cứu dược liệu thảo mộc, chế tạo thuốc độc tẩm vào mũi tên thúc đẩy nghề rèn, chế tạo vũ khí phát triển. Đã rèn được nòng súng có chất lượng tốt và súng hỏa mai, chế tạo thuốc súng.

- Đầu thế kỉ XV, triều Hồ, trước họa xâm lăng buộc nhà Hồ đẩy mạnh ngành sản xuất phục vụ quốc phòng, tổ chức nhiều xưởng đóng thuyền chiến, đúc vũ khí, sản xuất thuốc nổ.

- Thời kì Nam Bắc phân tranh, nghề chế sơn được phát triển, nan rộng nhiều vùng Nam, Bắc. Thời kì này, nghề luyện kim ở 2 miền phát triển với quy mô lớn, việc khai mỏ được mở rộng không những đủ trong nước mà còn dư để xuất khẩu. Thợ thủ công đã nắm chắc được kĩ thuật chế luyện đồng thau. Xuất hiện công xưởng, công trường khai mỏ, nấu kim loại.(sản phẩm còn lại đến nay: Bức tượng Trần Vũ đặt ở đền Quan Thánh- Hà Nội đúc năm 1681 được làm bằng đồng, nặng 4 tấn, cao 3m72, chu vi phần dưới tượng tới 8m).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#câu