CÂU 31: NẤM BỆNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nấm ký sinh côn trùng đóng vai trò to lớn trong việc khống chế côn trùng hại. Tuy vậy ví dụ đầu tiên phải kể đến không phải là đối với con trùng hại mà là côn trùng vật nuôi. Vào thế kỷ XVI, XVII, nghề tằm tơ rất phát triển ở Pháp và Ý. Nhưng cũng trong thời kỳ này, nghề tằm tơ bị thiệt hại nặng nề do bệnh tằm vôi (Muscardine) hay còn gọi là nấm bạch cương. Mãi tới năm 1835, công trình đầu tiên về đặc điểm gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh này của nhà khoa học, cha đẻ “bệnh lý học côn trùng” Agistino Bassi được công bố. Sau này, để ghi nhận công lao của người đã phát hiện ra nó, loài nấm được mang tên Beauveria bassiana.  

Nấm gây bệnh cho côn trùng và nhện nhỏ hại cây được quan tâm nghiên cứu nhiều gồm các chi nấm bạch cương Beauveria, lục cương Metarhizium, nấm bột Nomuraea. Một số loài điển hình bao gồm:

-         Beauveria bassiana (Bals) Vuill; B. brongniartii Sacc. (B. tenella)

-         Metarhizium anisopliae Sorok ; M. flavoviride Gams

-         Nomuraea rileyi

-         Cephalosporium sp.

-         Hirsutella sp.

-         ..

Hai loài nấm được nghiên cứu và sản xuất chế phấm sử dụng nhiều nhất hiện nay là Beauveria bassiana (Bals) Vuill và Metarhizium anisopliae Sorokư

Vai trò của nấm đối kháng

Các loài nấm đối kháng (NĐK) được sử dụng trong phòng trừ bệnh hại cây đều là những loài có nguồn gốc trong đất, đó là các loài vi sinh vật sống hoại sinh trong đất, sống ở vùng rễ cây trồng, trong quá trình sống nó sản sinh ra chất kháng sinh có tác dụng ức chế, kìm hãm cạnh tranh và tiêu diệt nấm gây bệnh (Soilborne fungal diseases pathogens).

Khi nấm đối kháng có mặt ở vùng rễ cây trồng (Rhizosphere) trước nấm gây bệnh, bản thân nó sinh trưởng phát triển, sinh sản để tăng lên về mặt số lượng. Nó sẽ chiếm chỗ trước khi nấm gây bệnh xâm nhiễm vào mô cây trồng. Cơ chế ký sinh, đối kháng của các loài nấm đối kháng thể hiện :

- Hiện tượng “giao thoa sợi nấm” ở vùng tiếp xúc giữa nấm đối kháng với nấm gây bệnh xuất hiện sự quấn chặt của sợi nấm đối kháng quanh sợi nấm gây bệnh, sau đó xảy ra hiện tượng thủy phân thành vách sợi nấm bệnh, nhờ đó mà nấm đối kháng xâm nhập vào bên trong sợi nấm, phá vỡ tế bào sợi nấm và tiêu diệt nấm gây bệnh.

- Cơ chế tác động của các loài nấm đối kháng dựa trên cơ sở các loài nấm đối kháng có khả năng sản sinh ra một số chất kháng sinh (thực chất là các độc tố do nấm đối kháng sản sinh ra nhưng không làm tổn hại đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đối kháng ở trong đất và ở vùng rễ cây trồng) : Gliotoxin, Trichodermaviridin, Dermadin, Cyclosporin, Alamethicin, v.v... Chất kháng sinh do nấm đối kháng sản sinh ra có khả năng kìm hãm, ức chế quá trình sự sinh trưởng của sợi nấm, đến quá trình xâm nhiễm ký sinh của nấm gây bệnh và có thể tiêu diệt nấm gây bệnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro