Câu 35

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 35. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

a.Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức.

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức không phải chỉ để lại những bài viết, bài nói về đạo đức mà quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy.

Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất là nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích không phải cho quần chúng nhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột.

Nói đi đôi với làm nhằm chống thói đạo đức giả. Hồ Chí Minh đã nói về tới những kẻ “vác mặt làm quan cách mạng”: “Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”. Điều

này sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.

Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông, không chỉ đào tạo thế hệ cách mạng người Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức cao cả.

Trong lĩnh vực đạo đức phải đặc biệt chú trọng đạo làm gương. Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy chiếu khách nhau. Ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Việc bồi dưỡng, nêu gương người tốt, việc tốt là rất quan trọng và cần thiết, không được xem thường.

Xây dụng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân người tốt, việc tốt tiêu biểu.

a. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. Phải biết phát huy việc bản chất tốt đẹp, và làm cho phần xấu mất dần đi.

Con đường đi lên CNXH là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch lơn, nó ngấm ngầm ngăm trở cách mạng tiến bộ, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta, chờ thời cơ thuận lợi sẽ lại ngóc đầu dậy.

Như vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giạc sẵn sàng chiến đấu, không khuất phục. Có như vậy mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng. Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng tham muốn về vật chất, vị công vô tư.

Chống và xử lý nghiêm minh là nhằm xây, đi liền với xây là muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.

Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi ngành nghề, giai cấp tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau. Đồng thời phải chú ý tới hoàn cảnh, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng.

Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm. Trước hết, mỗi người và tổ chức phải có ý thức tự giác trau dồi đạo đức cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quý giá đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. “Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này phụ thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh cũng viết rõ điều này: để chống lại những gì đã cũ kỹ, hu hỏng và tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dây, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

b.Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khách đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sánh, vàng càng luyện càng trong.

Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người.

Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi con người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa biến chất.

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hanh phúc tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm mỗi người. Chỉ có như vậy việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#m0s