CAU 36: CT BAT MOI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nói tới loài bắt mồi là nói tới quan hệ bắt mồi/vật mồi. Đây là một dạng quan hệ qua lại, trong đó một loài (gọi là loài bắt mồi) săn bắt một loài khác (gọi là con mồi hay vật mồi) để làm thức ăn và th­ường dẫn tới cái chết của vật mồi trong một thời gian ngắn.

Loài bắt mồi trong BVTV cũng có những nét riêng biệt. Đó là, các loài bắt mồi trong BVTV không chỉ có phụ miệng nhai, mà có cả phụ miệng chích hút. Loài bắt mồi trong BVTV  là những động vật như côn trùng, nhện... có các đặc điểm sau:

-          Phải tự tìm kiếm, săn bắt con mồi để làm thức ăn;

-          Gây ra cái chết cho con mồi trong một thời gian ngắn (con mồi thường bị giết chết ngay);

-          Để hoàn thành phát dục, mỗi cá thể bắt mồi phải cần tiêu diệt nhiều con mồi.

-          Các loài côn trùng bắt mồi có hai kiểu ăn mồi là: nhai nghiền con mồi nhờ kiểu miệng nhai (như chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa, nhện lớn,...) và hút dịch dinh dưỡng từ con mồi nhờ kiểu miệng chích hút (như bọ xít, ấu trùng bọ mắt vàng,...).

Theo sự thích nghi của các pha phát dục với kiểu sống bắt mồi, Phạm Văn Lầm (1994, 1995) đã phân biệt tất cả các loài côn trùng bắt mồi thành những nhóm sau:

-          Nhóm 1: gồm các loài có kiểu sống bắt mồi ở cả pha trưởng thành và pha ấu trùng. Nhóm này gồm rất nhiều loài như bọ rùa, bọ xít ăn sâu, nhện lớn bắt mồi, nhện nhỏ bắt mồi,...

-          Nhóm 2: gồm các loài có kiểu sống bắt mồi chỉ ở pha ấu trùng, như họ ruồi ăn rệp muội Syrphidae, họ ruồi bạc Chamaemyiidae hay họ muỗi năn Cecidomyiidae.

-          Nhóm 3: gồm các loài có kiểu sống bắt mồi chỉ khi ở pha trưởng thành. Nhóm này có số lượng loài không nhiều. họ kiến Formicidae, ong kiến Dryinidae, một số loài cánh cứng ngắn họ Staphylinidae

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro