Câu 4 :

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4:

1. Hoàn cảnh

Đầu những năm 50s phong trào cách mạng thế giới vẫn tiếp tục dâng cao: Các nước xã hội chủ nghĩa giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển, một số nước đã giành được độc lập, đấu trang bảo vệ hoà bình thế giới đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Phong trào công nhân ở các nước tư bản cũng phát triển không ngừng.

Tuy vậy, từ giữa những năm 50s trở đi, trong hệ thống XHCN và phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện sự bất đồng và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đế quốc Mỹ vẫn theo đuổi âm mưu làm bá chủ toàn cầu nên ra sức chống phá sự phát triển của CNXH và ngăn chặn các phong trào cách mạng trên thế giới.

Ở Việt Nam, sau khi kí hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), tình hình trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.

Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, gây cho ta nhiều khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện những điều khoản trong hiệp định Giơnevơ. Đến 16/5/1955 thực dân Pháp rút quân hết khỏi miền bắc. Ta tiếp quản những khu vực P đã rút đi, Miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng đât nước theo hướng XHCN, tình hình miền Bắc dần đi vào ổn định.

Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương từ trước năm 1954, lúc này lợi dụng sự thất bại của Pháp, Mỹ đã nhảy vào hất cẳng và thay thế Pháp. Với âm mưu chia cắt nước ta lâu dài biến miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Mỹ ra sức khủng bố các lực lượng kháng chiến ở miền nam.

Trước tình hình đó yêu cầu Đảng ta phải nhanh chóng đưa ra chiến lược cách mạng sao cho phù hợp với cách mạng từng miền, cách mạng cả nước và phù hợp với tình hình thế giới.

Đại hội Đảng III

Trên cơ sở đó, Đại Hội toàn quốc của Đảng lần thứ III được triệu tập từ ngày 5-10/9/1960. Về dự đai hội có 252 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước.

Sau một thời gian làm việc hiệu quả và nghiêm túc, Đại hội đã đưa ra:

• Đường lối cách mạng trong thời kì mới: Quyết định tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: Cách mạng DTDC ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc.

Căn cứ vào đâu mà Đảng đưa ra quyết định trên?

+ Đây là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mac - Lênin vào thực tiễn của CMVN

+ Xuất phát từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS", tại thời điểm diễn ra đại hội, Miền Bắc đã giành được độc lập điều tất yếu sẽ đi lên xây dựng theo hướng XHCN, miền Nam đế quốc Mỹ vẫn còn chiếm đóng vì thế phải tiến hành cách mạng đtc trước.

+ Miền Bắc nước ta mới giành được độc lập, nhưng cơ sở hạ tầng bị tàn phá nhiều, đời sống nhân dân bị hạn chế về mọi mặt, vì thế cần phải làm cm XHCN để thay đổi bộ mặt đất nước nâng cao đời sống cho nhân dân. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ chiếm đóng, bắt bớ cách lực lượng cách mạng, đàn áp nhân dân làm cho cuộc sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt, cần đấu trang để giải quyết tình trạng ấy. Vì thế đường lối của Đảng cũng xuất phát từ yêu cầu giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa các miền và mâu thuẫn chung của cả nước.

+ Đất nước ta đã trải qua hơn 80 năm nô lệ, 9 năm kháng chiến gian khổ. Vì thế hoà bình và cuộc sống ấm no là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước. Xuất phát từ nguyện vọng đó, Đảng đưa ra đường lối cách mạng cho mỗi miền cũng chính là đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

• Đại hội đã xác định vị trí, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền:

- Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước.

- Cách mạng Miền Nam có vị trí quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và chủ nghĩa tay sai. Hoàn thành nhiệm cụ cách mạng dtdc nhân dân trong cả nước

• Xác định mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược: 2 nhiệm vụ tuy khác nhau nhưng có quan hệ trực tiếp với nhau, tác động thúc đẩy lẫn nhau.

- Xuất phát từ 2 chiến lược Cách mạng cùng chung mục tiêu: hoà bình, thống nhất nước nhà.

- Xuất phát từ mâu thuẫn của nhân dân ta với phong kiến tay sai.

- Cách mạng 2 miền đều do Đảng CSVN lãnh đạo

• Đường lối đối ngoại: tăng cường đoàn kết nhất trí trong phong trào CSQT, tăng cường phe CNXH bảo vệ hòa bình thế giới.

• Công tác xây dựng Đảng: tăng cường tổ chức giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, tính đoàn kết nhất trí trong Đảng.

• Đường lối xây dựng miền Bắc:

1. Xác định 3 đặc điểm khi miền bắc bước vào thời kì quá độ:

a) Nền nông nghiệp lạc hậu

b) Hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.

c) Hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều khó khăn.

2. Xác định 3 mục tiêu xây dựng CNXH ở miền Bắc:

a) Xây dựng đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc.

b) Củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

c) Tăng cường phe CNXH bảo vệ hoà bình ĐNA

3. Xác định con đường, biện pháp đẻ thực hiện 3 mục tiêu đó:

a) Sử dụng chính quyền DCND làm nhiệm vụ lịch sử: Chuyên chính vô sản

b) Cải tạo chủ nghĩa xã hội, đối với các thành phần kinh tế phi XHCN, xây dựng thành phần kinh tế quốc doanh.

c) Xác định Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm, bằng cách ưu tiên phát triển CN nặng mọt cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

d) Đẩy mạnh chủ nghĩa XH về tư tưởng, văn hoá.

• Ý nghĩa:

- Đường lối đó đã dẫn dắt cm Vn đi lên giành thắng lợi trong điều kiện mới.

- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Làm cơ sở đoàn kết thống nhất trong nhận thức chỉ đạo hành động của toàn đảng, toàn dân.

- Là nét độc đáo bổ sung vào kho tàng lý luận của giai cấp vô sản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau