Câu 4:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Định nghĩa quy luật,phân loại quy luật ? Trình bày nội dung và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của 1 trong 3 quy luậ cơ bản của phép biện chứng duy vật.

* Định nghĩa quy luật:

-Quy luật là phạm trù triết học chỉ những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, ổn định tương đối và lặp đi lặp lại giữa các mặt bên trong sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng.

* Phân loại quy luật:

+ Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến có các loại quy luật :

·         Quy luật riêng: là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định của các sự vật, hiện tượng cùng loại.VD: quy luật vận động sinh học, quy luật vận động hóa học, quy luật vận động cơ học,…

·         Quy luật chung: là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn, nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau.VD: quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng,…

·         Quy luật phổ biến: là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực trong tự nhiên xã hội.Đây là quy luật của phép biện chứng duy vật.

+Căn cứ vào lĩnh vực tác động:

·         Quy luật tự nhiên: là quy luật bảy sinh và tác động trong giới tự  nhiên, kể cả cơ thể con người.

·         Quy luật xã hội: là quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội.

·         Quy luật tư duy: là những quy luật thuộc mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá trình phát triển nhận thức lý tính ở con người.

-3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

·         Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

·         Quy luật phủ định của phủ định

·         Quy luật chuyển hóa từ những thay sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng – chất )

*  Quy luật lượng - chất:

+Vị trí, vai trò cảu quy luật:

   Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch rõ cách thức cảu sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

+Khái niệm:

-Chất:

·         là phạm trù triết học chỉ tính quy định của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

·         Chất khác thuộc tính: mỗi sự vật, hiện tượng thì có nhiều thuộc tính (cơ bản, không cơ bản) nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới nói lên chất của sự vật.Sự phân chia giữa thuộc tính cơ bản và khồng cơ bản chỉ là tương đối, do đó sự phân chia giữa chất và thuộc tính chỉ là tương đối.

-Lượng:

·          Là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

·         Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối tương quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật.

·         Anggel: con số là 1 sự quy định về lượng thuần túy nhất mà chúng ta được biết nhưng nó cũng đầy rẫy sự khác nhau giữa chất và lượng. VD: 16 không những chỉ là tính cộng của 16 đơn vị mà nó còn là bình phương của 4 và là lũy thừa 4 của 2.

+Nội dung quy luật:

-Mỗi sự vật là 1 thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng, chúng không tách rời nhau mà tác động, liên hệ lẫn nhau 1 cách biện chứng.

-Nếu không có chất thì sự vật không tồn tại được, chất thông qua lượng để biểu hiện sự tồn tại của mình.Khi sự vật tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau trong 1 độ nhất định.

-Độ là giới hạn mà trong đó sự vật hay hiện tượng vẫn còn là nó chưa biến thành cái khác.

  VD: Với điều kiện nhiệt đô, áp suất bình thường nước từ 0-100°C ở trạng thái lỏng.Nếu nhiệt độ của nước đó giảm xuống dưới 0°C nước thể lỏng chuyển thành thể rắn và duy trì nhiệt độ đó, từ 100°C trở lên, nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang trạng thái hơi.Đó là sự thay đổi về chất trong hình thức vận động vật lý của nước.

-Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu thay đổi về lượng.Lượng thay đổi trong 1 phạm vi nào đó vẫn nằm trong 1 độ nào đó thì chất của sự vật vẫn không thay đổi.Mặc dù những thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái của vật.

-Khi lượng thay đổi dần dần đến 1 giới hạn nhất định thì dẫn đến sự thay đổi về chất, phá vỡ độ cũ, chất mới ra đời.

-Sự thay đổi về chất được gọi là bước nhảy.Đó là bước ngoặt căn bản trong sự biến đổi dần dần của lượng.Giới hạn mà lượng tới độ phá vỡ độ cũ làm chất thay đổi gọi là “điểm nút”.

-Nhận xét bước nhảy: là sự kết thúc 1 giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, nhưng nó không chấm dứt sự vân động nói chung mà chỉ chấm dứt 1 dạng tồn tại của sự vật.

*chiều ngược lại: trong sự vật mới, lượng mới lại biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy, cứ như thế sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới diễn ra lúc thì biến đổi dần về lượng khi thì nhảy vọt về chất tạo ra 1 đường nút vô tận làm cho sự vật mới luôn xuất hiện thay thế cho sự vật cũ.

+Chứng minh quy luật:

    VD:

+Các hình thức thực hiện bước nhảy:

-Những bước nhảy có thể khác nhau về quy mô:

      +Nhảy cục bộ

      +Nhảy toàn bộ

-Những bước nhảy có thể khác nhau về nhịp độ:

      +Nhanh

      +Chậm

+Ý nghĩa phương pháp luận :

-Muốn cho sự vật vận động, phát triển cần có 1 quá trình tích lũy về lượng, nhưng lượng biến đổi đạt đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất đó là 1 tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật.Trong thực tiễn cần chống:

“Tả khuynh”: là sự tư duy chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất.Từ đó dần tới hành động phiêu lưu, mạo hiểm.

“Hữu khuynh”: là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó, không dám thực hiện bước nhảy về chất.

-Trong hoạt động thực tiễn phải xác định quy mô, tốc độ của những bước nhảy 1 cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, dập khuân, khi thực hiện bước nhảy chín muồi.

-Muốn duy trì sự vật ở 1 trạng thái nào đó thì phải nắm được giới hạn của độ không để cho lượng thay đổi vượt giới hạn của độ.

-Liên hệ bản thân: trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học :     +Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ sống lượng đơn vị học trình của các môn học. Như vậy có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.

Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (kết quả học tập) để làm biến đổi về chất (tri thức) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ông cha ta thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro