Câu 4 Công việc cb trước khi tháo, bảo dg máy móc và thiết bị tđn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4 Công việc chuẩn bị trước khi tháo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị trao đổi nhiệt

Trước khi bảo dưỡng hay sửa chữa máy móc, phải làm sao để nó không thể tự động bật lên được.

Thiết bị chạy bằng điện phải cắt nguồn điện.

Thiết bị dùng hơi phải đóng cả van hơi vào lẫn van hơi ra. Nếu có thể dùng khóa để khóa trạng thái của van lại và ghi biển báo cấm mở. Làm tương tự với hệ thống dùng nước nóng.

Động cơ diezel cần đóng van cấp gió khởi động và vào khớp máy via.

Trong mọi trường hợp phải có biển báo gắn tại vị trí điều khiển thông báo rằng thiết bị đang được bảo dưỡng không được sử dụng.

Ghi các hạng mục cần thiết vào nhật ký máy.

Phải nắm vững đặc tính của chất lỏng ở trong hệ thống.

Xả hết áp suất tồn trong hệ thống.

Xả hết chất lỏng còn lại trong hệ thống.

Đường ống hơi hay các đoạn ống nước nóng tuần hoàn của nồi hơi, mặc dù đã đóng van chặn và mở van xả khí nhưng nước nóng bên trong vẫn tiếp tục bốc hơi. Vậy phải tìm cách xả hết nước nóng hoặc phải đợi cho hệ thống nguội hẳn.

Làm việc ở những vị trí cao phải có dây bảo hiểm và phải có người ở dưới quan sát giúp đỡ.

Những công việc liên quan đến hàn cắt phải chuẩn bị thiết bị chữa cháy, lưu ý đến nồng độ hơi dầu, phải che chắn không để xỉ hàn bắn vào những chỗ có dầu tồn đọng.

Khi cần sửa chữa một chi tiết nào đó mà không thể dừng máy, phải mặc bảo hộ áo liền quần và đội mũ che tóc. Phải có người thứ hai đứng ngoài quan sát nhắc nhở khi cần thiết và đề phòng sự cố.

Phải chuẩn bị chỗ để và dây chằng buộc các chi tiết nặng được tháo ra đề phòng khi tàu lắc sẽ làm chúng dịch chuyển hay bị lật.

Để nắm vững hơn về phần này đề nghị tham khảo phần 3 của cuốn sách: “Code of Safe Working Practice for Merchant Seamen”

Chuẩn bị thiết bị bảo hộ lao động

Bảo vệ mắt: Thiết bị bảo vệ mắt tránh các hạt rắn, hóa chất bắn vào mắt, tránh bụi và ánh sáng ngọn lửa hàn chiếu dọi trực tiếp vào mắt. Khi làm việc với máy tiện hay máy mài nhất thiết phải đeo kính thợ. Khi gõ gỉ hoặc làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn như trong buồng đốt nồi hơi, ống xả động cơ diesel... thì phải đeo kính bảo hộ kín hoàn toàn. Khi hàn cắt thì phải đeo kính hàn tránh ngọn lửa hồ quang điện.

a) b) c)

Hình 1-17: Kính bảo vệ mắt

a - Kính hai tròng cho thợ hàn hơi; b - Kính gõ gỉ; c - Mặt nạ hàn

Bảo vệ đầu: Đội mũ mềm tránh cho tóc bị cuốn vào chi tiết chuyển động quay. Đội mũ bảo hộ cứng khi làm việc ở những nơi nguy hiểm dễ ngã hay có khả năng bị vật nặng ở trên cao rơi xuống đầu.

Bảo vệ chân: Luôn đi giầy bảo hộ để bảo vệ đôi chân. Giầy bảo hộ phải có mũi cứng đệm thép và phải là vật liệu cách điện. Khi làm việc trên boong tàu vào mùa đông thì sử dụng ủng ống cao có lót bông vừa ấm lại chịu được ẩm ướt.

Bảo vệ tay: Có rất nhiều loại găng tay khác nhau. Khi bảo dưỡng máy móc thông thường thì dùng găng tay len. Khi hàn cắt kim loại thì dùng găng tay da. Khi tiếp xúc với hóa chất thì dùng găng tay cao su. Đôi khi nên sử dụng kem chống nhiễm trùng da khi mà không thể sử dụng găng tay cho công việc.

Chuẩn bị các biển báo an toàn

Sử dụng màu và ký hiệu theo chuẩn quốc tế để đưa ra những thông tin cảnh báo và phòng tránh tai nạn. Màu đỏ với nền trắng và ký hiệu màu đen có nghĩa là dừng lại, không nên làm hay biển cấm. Màu đỏ với ký hiệu và chữ trắng liên quan đến thiết bị phòng và chữa cháy. Màu vàng với chữ và ký hiệu màu đen có nghĩa là nguy hiểm, hãy cẩn thận. Màu xanh lá cây với ký hiệu và chữ màu trắng có nghĩa là an toàn, thường dùng cho biển báo lối thoát hiểm. Màu xanh nước biển với ký hiệu và chữ màu trắng có nghĩa là bắt buộc.

Lưu ý khi làm việc trong buồng máy

Khi làm việc trong buồng máy có độ ồn lớn phải mang nút bịt tai. Khi thấy dầu chảy ra sàn buồng máy phải lau ngay. Các chi tiết tháo ra phải được đặt ở vị trí ổn định và phải buộc chặt tránh hiện tư­ợng xô lắc khi gặp thời tiết xấu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#magic