Câu 4/ Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4/ Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước do hội nghị TW lần thứ 11(3-1965) lần thứ 12 (12 - 1965) đề ra

1. Quá trình hình thành:

- Khi Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, các Hội nghị của Bộ chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc “đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền.

- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (11/1963), ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam.

- Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2. Nội dung đường lối:

- Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kì tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

- Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

- Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.

- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

- Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó với nhau. Đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro