câu 4 mạng PSTN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4 : Kiến trúc, đặc điểm của mạng PSTN, mạng di động, mạng máy tính :

Mạng viễn thông là 1 cơ cấu các phần tử làm việc kết hợp cùng nhau tạo nên 1 mạng lưới phục vụ việc truyền tải thông tin.

Một số mạng viễn thông điển hình : mạng điện thoại, mạng truyền số liệu và mạng máy tính.

Mạng điện thoại gồm mạng điện thoại cố định và mạng điện thoại di động.

Mạng PSTN : là hệ thống của dịch vụ thoại, được triển khai rộng khắp, trải qua nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau.

Đặc điểm :

Truy nhập analog 300 – 3400 Hz.

Kết nối song công, chuyển mạch kênh.

Băng thông chuyển mạch 64Kb/s hay 300 – 3400Hz đơn vị analog.

Ko có K/n di động hay di động với cự li hạn chế.

   - Mạng điện thoại có nhiệm vụ kết nối các máy điện thoại để thực hiện dịch vụ. Quá trình thiết lập cuộc gọi thoại  + Người dùng yêu cầu kết nối.

                           + Mạng báo hiệu thiết lập kết nối.

    + Trao đổi thông tin.

    + Người dung đặt máy.

    + Mạng giải phóng tài nguyên của kết nối.

    - 1 cuộc gọi thoại được tạo thành theo 3 pha : thiết lập kết nối, duy trì kết nối, giải phóng kết nối bằng cách sử dụng các hệ thống báo hiệu.

   - Làm việc theo kiến trúc phân cấp, có 5 lớp tổng đài : End office -> Tool center -> Primary center -> Sectional Center -> Regional Center.

         + Ưu điểm :  -  Giảm độ phức tạp trong thiết kế , cài đặt, vận hành.

                                - Dễ dàng trong thiết kế, dễ quản lí.

                                - Mỗi lớp có chức năng, nhiệm vụ riêng -> làm việc tốt hơn.

         + Nhược điểm : - Đôi khi việc giải quyết còn phức tạp, mất thời gian -> chưa thật sự hiệu quả.

Mạng di động : cung cấp khả năng di động cho thuê bao trong quán trình thực hiện thông tin liên lạc.

Kết cấu chung mạng di động tế bào :

Thiết bị đầu cuối di động MS ( máy ĐTDD ) là thiết bị đầu cuối của người sử dụng và mỗi thiết bị đầu cuối có 1 số máy riêng biệt và thông tin thuê bao được ghi trong vi mạch SIM

Trạm thu phát BTS : thực hiện việc thu phát thông tin giữa các thiết bị đầu cuối và đấu nối với tổng đài chuyển mạch trung tâm để truyền đi nhiều thông tin liên quan đến thiết bị đầu cuối tới trung tâm chuyển mạch di động.

Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC : thực  hiện công việc liên quan đến thiết lập , giải pháp cuộc gọi, quản lí thuê bao, đấu nối với các mạng khác để thực hiện cuộc gọi liên mạng.

Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ GMSC : thực hiện điều khienr các cuộc gọi từ mạng di dộng vào mạng cố định và ngược lại .

Bộ đăng kí định vị thuê bao nhà HLR : lưu giữu thông tin lâu dài về thuê bao.

Bộ đăng kí định vị thuê bao khách VLR : là 1 CSDL của MSC lưu giữ thông tin tạm thời về thuê bao.

Mạng máy tính

Là tâp hợp các MT độc lập được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lí và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó.

Có 2 kiểu kiến trúc mạng : - Khách chủ, ngang hàng

      + Mô hình khách /chủ  : các tài nguyên nằm trên 1 nhóm máy chủ. Máy chủ là 1 máy tính được chỉ định cụ thể để chuyển các dịch vụ co các máy tính khác trên mạng. Các máy khách chủ truy nhập các tài nguyên có sẵn từ các máy chủ chứ không cung cấp dịch vụ. Mô hình này giúp người quản trị có thể dễ dàng điều khiển quyền truy nhập các tài nguyên mạng.

      + Mô hình ngang hàng: các tài nguyên được được phân phối trên toàn mạng thông qua các máy tính, các máy tính hoạt động như những máy chủ hay máy khách.

Các đặc trưng kĩ thuật củ mạng MT :

     + Đường truyền : hữu tuyến hay vô tuyến.

     + Kĩ thuật chuyển mạch : chuyển mạch kênh, gói, bản tin.

     + Kiến trúc mạng :  Điểm – điểm, điểm – đa điểm, đa điểm – đa điểm, cấu hình mạng – cấu hình mạng – cách thức kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học, giao thức mạng – tâph hợp các quy ước truyền thông.

     + Hệ điều hành mạng : quản lí tài nguyên, quản lí người dung và các công việc trên hệ thống, cung cấp các tiện ích cho việc khai thác.

Phân loại mạng máy tính :

Theo tiêu chí khoảng cách :

       + Mạng cục bộ LAN ( local area network) là 1 nhóm các máy tính và thiết bị mạng kết nối với nhau trong 1 phạm vi địa lí giới hạn cung cấp cho người dùng nhiều lợi ích.

       + Mang đô thị Man ( metropolitan) là nhóm các máy tính và thiết bị mạng được kết nối với nhau trong giới hạn phạm vi cấp thành phố. MAN có thể kết nối các mạng cục bộ có các kiểu phần cứng và phương tiện truyền dẫn khác nhau.

      + Mạng diện rộng WAN ( Wide) phạm vi trải rộng khắp quốc gia thậm chí toàn thế giới, kết nối các LAN và MAN. Công nghệ hoạt động ở 2 tầng thấp của CSI.

      + Mạng toàn cầu GAN : kết nối các máy tính và thiết bị mạng có phạm vi trải rộng khắp cá lục địa của trái đất.

Theo tiêu chí kĩ thuật chuyển mạch :

      + Chuyển mạch kênh ( cirait surteched networks). Giữa 2 thực thể cần trao đổi  thông tin vơi nhau cần xác lập 1 đường truyền vật lí cố định. Dữ liệu là chuỗi bit được truyền  đi trên kênh truyền cố định đó và duy trì cho đến khi 1 trong 2 thực thể ngắt liên lạc. Quá trình truyền dữ liệu gồm 3 đoạn: thiết lập kết nối, duy trì kết nối, giải phóng kết nối.

      + Chuyển mạch bản tin ( message ) các đường truyền được thiết lập thông qua các nút chuyển mạch nhưng người sử dụng đầu cuối ko trực tiếp thiết lập các loeen kết vật lý đó. Dữ liệu mang nội dung tin báo và địa chỉ đích được truyền qua các nút mạng trung gian , tại đó các nút cần lưu trú tạm thời tin báo vào hàng đợi hay thiết lập kểnh chuyển tiếp ra cho những tin báo này.

     + Chuyển mạch gói ( Packet) tin báo được chia thành nhiều gói nhỏ theo độ dài quy định.Trong mỗi gói có các thông tin điều khiển như địa chỉ nguồn , địa chỉ đích, mã tập hợp của các gói tin. Các gói tin của 1 tin báo có thể được truyền độc lập trên những đường truyền khác nhau và các gói tin của những tin báo khác nhau có thể cùng truyền trên 1 đường truyền thông qua liên mạng.

Theo tiêu chí kiến trúc mạng :

*  Mạng hình sao ( star ) : tất cả các trạm được kết nối đến 1 thiết bị trung tâm, trung tâm này điều khiển toàn bộ hoạt động của mạng ( độ dài đường truyền hạn chế ).

* Mạng xa lộ : chia sẻ chung 1 bus thông tin xác định 2 đầu và cùng truy nhập chung đường truyền, cần giao thức điều khiển cấp pháp truy nhập. Tất cả các trạm được nối với nhau 1 trục chính T – connector hay thiết bị thu phát ( tốc độ và số lượng trạm hạn chế )

* Mạng hình vòng ( Ring ) : các trạm được kết nối vào 1 đường truyền vòng tròn khép kín. Tín hiệu được truyền đi trên vòng theo 1 chiều nhất định. Cần giao thức điều khiển cấp phát quyền truyền nhập ( độ dài đường truyền hạn chế ).

* Mang hình cây : các nút kết nối theo hình cây, mỗi nút sẽ được kết nối tối đa 2 nút.

* Mang hình sao mở rộng : nhiều mạng hình sao được kết nối với nhau.

* Mạng kết nối hỗn hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau4