Câu 4. Trình bày các nguyên tắc của thanh tra giáo dục

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời
4.1. Nguyên tắc tính pháp chế:
- Thanh tra giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật, hoạt động theo luật định. Phải quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong TTGD.
4.2. Nguyên tắc tính kế hoạch:
- TTGD phải nằm trong toàn bộ chương trình, kế hoạch đã định; mặt khác TTGD phải có kế hoạch và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
4.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Trong TTGD chỉ có tổ chức thanh tra cấp trên mới có quyền phủ quyết những kết luận và kiến nghị của tổ chức thanh tra cấp dưới và mới có quyền tổ chức phúc tra (tập trung). Các tổ chức, cơ quan, cá nhân được thanh tra có quyền khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị với các tổ chức thanh tra xem xét, giải quyết (dân chủ).
4.4. Nguyên tắc tính khách quan.
- Trong TTGD phải đảm bảo trung thực, chính xác, nói thẳng, nói thật, công khai và công bằng
- Công bố công khai quyết định thanh tra, công khai trong tiếp xúc với đối tượng thanh tra, công khai kết quả thanh tra. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, vụ việc thanh tra mà có hình thức, phạm vi công khai thích hợp và đúng qui định.
- Đoàn thanh tra phải tuyệt đối tuân thủ các văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra của Bộ GD- ĐT, Phải dựa trên chuẩn mực có tính pháp quy, các kế hoạch hay nghị quyết của tập thể...
- Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong hoạt động thanh tra phải tôn trọng sự thật, không suy diễn tùy tiện chủ quan, tránh làm hình thức, không gán cho đối tượng thanh tra những chi tiết mà bản thân nó không có. Kết quả thanh tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng thanh tra.
- Thông qua công khai làm cho công tác thanh tra bảo đảm được chính xác, khách quan hơn vì nó cho phép kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kết quả thanh tra làm cho các kết luận thanh tra đúng đắn, trung thực với hiện tượng đã xãy ra.
- Công tác thanh tra cần đảm bảo sự chính xác mới cho phép đánh giá đúng thực trạng chấp hành pháp luật, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao của đối tượng thanh tra. Giúp cho việc xử lý vi phạm đúng người, đúng việc, đúng pháp luật
- Tính khách quan trong công tác thanh tra đòi hỏi phải có thái độ vô tư, việc làm thận trọng và đối lập với tư tưởng chủ quan, áp đặt, nôn nóng dẫn đến những kết luận vội vàng. Có khách quan, vô tư không thiên vị mới bảo đảm tính chính xác trong đánh giá, kết luận vấn đề và ngược lại có chính xác mới thể hiện được việc làm khách quan trong công tác thanh tra.
- Để đảm bảo công bằng phải đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể trên hết nhưng cũng cần phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của quần chúng nhân dân, phải tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia thanh tra, công khai bàn bạc.
- Xử lý nghiêm với những hiện tượng trù dập, ức hiếp quần chúng, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của cán bộ viên chức Nhà nước.
4.5. Nguyên tắc tính hiệu quả.
- Hoạt động TTGD phải tối ưu (chi phí sức lực, tiền của, thời gian cần thiết ít nhất nhưng đem lại kết quả nhiều nhất, có giá trị nhất). Hiệu quả TTGD được đánh giá bằng những kết luận chính xác, khách quan và những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, ngăn ngừa vi phạm chính sách pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật chấp hành, phát hiện đúng sai trong các quyết định quản lý để người lãnh đạo nghiên cứu, bổ sung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lký giáo dục.
4.7. Nguyên tắc tính giáo dục.
TTGD để hiểu con người, giúp đỡ, động viên, giáo dục con người. Do đó người cán bộ TTGD phải thiện chí, có lòng nhân ái sâu sắc, có năng lực phẩm chất và uy tín thực sự.
Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động TTGD có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ từng mục đích, đối tượng, tình huống thanh tra cụ thể mà người cán bộ thanh tra vận dụng nguyên tắc nào hay vận dụng sự kết hợp các nguyên tắc một các hợp lý.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro