Câu 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Định nghĩa, khái niệm phạm trù triết học? trình bày nội dung và rút ra ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù Nguyên Nhân – Kết Quả.

*  Khái niệm:

-Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định.

-Kết quả là phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau.

*  Những đặc trưng của mối quan hệ nhân- quả:

-Tinh khách quan: Nhân - quả là quan hệ khách quan cảu bản thân sự vật do đó nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không.

-Tính phổ biến: mỗi sự vật, hiện tượng xuất hiện đều co nguyên nhân của nó.

-Tính tất yếu:

        + Mỗi nguyên nhân nhất định trong trong những hoàn cảnh nhất định.

        + Để nguyên nhân thành kết quả thì phải có điều kiện, nhưng điều kiện không phải là nguyên nhân.

*  Quan hệ biện chứng Nhân – Quả:

+Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nó có trước:

-Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể.VD: chặt phá rừng có thể sẽ gây nhiều kết quả khác nhau như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu, …

-Một kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hay cùng 1 lúc.VD: nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do luc lụt, sâu bệnh,…

-Nguyên nhân có trước kết quả nhưng không phải sự có trước nào cũng là nguyên nhân.

+Kết quả có thể tác động lại nguyên nhân:

-Vì nguyên nhân sinh ra kết quả là có 1 quá trình và chính trong quá trình sinh ra kết quả ấy thì bản thân nguyên nhân cũng biến đổi.

+Trong những điều kiện nhất định Nhân – Quả có thể chuyển hóa lẫn nhau:

-Cái là Nguyên nhân trong quan hệ này lại là kết quả trong quan hệ khác.

-Trong một quan hệ nhất định ở 1 thời điểm nhất định thì nguyên nhân là nguyên nhân và kết quả là kết quả

-Các loại nguyên nhân:

·         N bên trong và N bên ngoài

·         N cơ bản và N không cơ bản

·         N chủ yếu và N thứ yếu

·         N chủ quan và N khách quan

*  Ý nghĩa phương pháp luận :

-Sự vật nào xuất hiện cũng đều có nguyên nhân do đó muôn hiểu đúng 1 sự vật thì phải tìm N xuất hiện chúng, muốn xóa bỏ 1 sự vật thì phải xóa bỏ N gây ra chúng.

-N và Q có thể đổi chỗ trong thế giới và trong các mối quan hệ khác nhau do đó để hiểu rõ tác dụng của 1 hiện tượng và xác định phương hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu hiện tượng đó trong những quan hệ, phạm vi và thời gian cụ thể.

-Một hiện tượng do nhiều N sinh ra vì vậy khi nghiên cứu mặt, biết phân loại N để có biện pháp thích hợp tránh dập khuân, máy móc.

-Liên hệ bản thân:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro