Câu 5-6-7: Kế hoạch bảo hộ LĐ-huấn luyện kỹ thuật ATVSLĐ-đk LĐ ngành XD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5. Kế hoạch BHLĐ:

1. Ý nghĩa:

- Kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp là 1 văn bản pháp lý nêu lên những nội dung công việc doanh nghiệp phải làm nhằm mục tiêu ngăn chặn TNLĐ và BNN.

- Mặt khác đây là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động về BHLĐ.

- Căn cứ vào kế hoạch BHLĐ, có thể đánh giá sự nhận thức, sự quan tâm đến công tác BHLĐ và ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và tình hình vệ sinh, an toàn lao động của doanh nghiệp.

2. Nội dung:

- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.

- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa BNN.

3. Yêu cầu:

- Phải đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phải đủ 5 nội dung nêu trên với các biện pháp cụ thể kèm theo về kinh phí, vật tư, thời gian thực hiện.

4. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ.

a. Căn cứ để lập kế hoạch:

- Nhiệm vụ, phương hướng sản xuất và tình hình lao động của năm kế hoạch.

- Kế hoạch BHLĐ của năm trước và những tồn tại.

- Kiến nghị, phản ánh của người lao động, của công đoàn, thanh tra, kiểm tra.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ đựơc hạch toán vào giá thành sản phẩm.

b. Tổ chức thực hiện:

- Bộ phận BHLĐ hoặc cán bộ chuyên trách BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp để đôn đốc, kiểm tra và thường xuyên báo cáo với người sủ dụng lao động.

- Người sử dụng lao động định kỳ kiểm điểm, đánh giá thực hiện kế hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động biết.

Câu 6. Huấn luyện kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động:

1. Cơ sở pháp lý:

- Theo điều 102 Bộ luật lao động:’Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng…”.

- Tiết 5, điều 13, chương 4 nghị định 06/CP của chính phủ đã cụ thể hoá điều này.

- Hướng dẫn chi tiết tại thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 và thông tư bổ sung 08/LĐTBXH – TT ngày 19/5/1995.

2. Ý nghĩa:

Huấn luyện BHLĐ (an toàn và vệ sinh lao động) là 1 trong những biện pháp phòng tránh tai nạn và BNN có hiệu quả rất cao nhưng rất kinh tế, không đòi hỏi nhiều tiền bạc và thời gian.

3. Yêu cầu của công tác huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động:

- Tất cả mọi người tham gia quá trình lao động sản xuất đều phải được huấn luyện về kỹ thuật và vệ sinh lao động. Gồm huấn luyện khi mới đến nhận việc và huấn luyện tại nơi làm việc. Phải tiến hành huấn luyện định kỳ nhằm củng cố kiến thức an toàn vệ sinh lao động.

- Có kế hoạch huấn luyện hàng năm.

- Có đầy đủ hồ sơ huấn luyện theo quy định( sổ đăng ký huấn luyện, biên bản, danh sách và kết quả huấn luyện…)

- Đảm bảo đầy đủ các nội dung( mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn và vệ sinh lao động, nội dung cơ bản của pháp luật BHLĐ, quy trình, quy phạm an toàn, biện pháp tổ chức sản xuất làm việc an toàn và vệ sinh lao động…)

- Đảm bảo chất lượng của huấn luyện( bố trí giảng viên có chất lượng cung cấp đầy đủ yêu cầu huấn luyện, kiểm tra, sát hạch nghiêm túc).

4. Nội dung: Huấn luyện BHLĐ ở công trường xây dựng:

* Bước 1: Huấn luyện khi mới đến làm việc (khi bắt đầu mở công trường).

- Mục đích, ý nghĩa, tính chất của BHLĐ.

- Nội quy làm việc của đơn vị SX.

- Những hiểu biết sơ bộ về Luật lao động.

- Sơ cấp cứu các trường hợp TNLĐ thông thường (gãy xương, bang, cảm…)

- Tác dụng và cách sử dụng các thiết bị an toàn.

- Tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân.

- Những vấn đề an toàn cơ bản mà người công nhân sẽ làm trên công trường.

* Bước 2: Huấn luyện tại nơi làm việc.

- Nội quy làm việc của công việc mà người công nhân sẽ làm (VD:côn tác cốp pha, cốt thép, đổ bê tông…)

- Đặc điểm của nguyên, nhiên, vật liệu; thành phẩm và bán thành phẩm.

- Đặc điểm của máy móc, thiết bị mà người công nhân sẽ thực hiện.

- Những biện pháp bảo đảm an toàn.

- Cách sử dụng các thiết bị an toàn.

Hai bước trên huấn luyện trong 1 ngày, có sổ theo dõi, kiểm tra sát hạch dưới hình thức trắc nghiệm.

* Bước 3: Huấn luyện hằng ngày

Thể hiện qua việc giao nhiệm vụ của cán bộ đối với tổ trưởng sản xuất, có sổ theo dõi yêu cầu tổ trưởng ký và hướng dẫn công nhân thực hiện.

Câu 7. Điều kiện lao động của công nhân nghành XD:

Căn cứ điều kiện lao động nói chung thấy rằng công nhân XD có những điều kiện đặc thù sau:

- Có nhiều công việc nặng nhọc nhưng chưa được cơ giới hoá hoặc cơ giới hoá ở mức độ thấp ( Bốc xếp vật liệu vào nơi tập kết trên công trường).

- Di chuyển trên 1 địa hình rất phức tạp ( khi trên cao, khi dưới tầng hầm…), tư thế làm việc của nhiều công việc là gò bó.

- Các công việc chủ yếu tiến hành ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết ( mùa hè, mùa đông, nắng mưa, gió, rét…)

- Có nhiều công việc độc hại ( bụi – Có thành phần silic ở phần lớn các vật liệu XD).

- Công nhân XD Việt Nam chưa được đào tạo một cách có hệ thống ( hiểu biết về công nghệ, về an toàn lao động thấp…)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro