Câu 5,6: Bài toán SLE,: MPLS là gì

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Bài toán SLE

Các kiểu bài toán RWA:Bài toán RWA có thể được chia thành 2 loại: RWA tĩnh (SLE) và RWA động (DLE). Nói chung RWA động là yêu cầu xem xét xây dựng kết nối quang đến là ngẫu nhiên, tức là khi có một yêu cầu kết nối; với RWA tĩnh là trước khi xét đến việc định tuyến và phân phối bước sóng thì đã biết sự kết nối quang muốn xây dựng.

·        Định tuyến và phân phối bước sóng tĩnh (SLE)

Trong RWA tĩnh, tất cả yêu cầu kênh quang giữa các cặp nút đầu cuối là được biết trước. Điều đó có nghĩa là, một yêu cầu đối với việc thiết lập một tập các kênh quang là được xác định đầu tiên. Các đường dẫn quang không bị giải phóng dù chúng chỉ được thiết lập một lần. Tiêu chuẩn xác định tốt nhất bài toán RWA là làm tối ưu số bước sóng (số bước sóng ít nhất) đối với một tôpô mạng, số sợi quang và tập các yêu cầu đường đi quang cho trước. Trong mạng này, số kênh quang giữa các cặp nút là cố định theo thời gian, nó chỉ thay đổi khi việc phân phối kênh quang diễn ra một cách chậm chạp làm thay đổi nhu cầu lưu lượng trung bình theo thời gian.

Bài toán SLE có thể được chia thành hai bài toán con:

Bài toán định tuyến: Được đưa về dạng bài toán chương trình tuyến tính nguyên (ILP) và giải bằng phương pháp xấp xỉ.

Bài toán phân phối bước sóng (WA): Thuộc dạng bài toán tô màu đồ thị. Có hai giải thuật heuristics được sử dụng trong bài toán tô màu đồ thị là: Largest-First (LF) và Smallest-Last (SL).

Cả hai bài toán trên đều thuộc dạng bài toán NP-hoàn chỉnh, có nghĩa là không tồn tại giải pháp với độ phức tạp đa thức. Để giải quyết lớp bài toán này, cần sử dụng những thuật toán gần tối ưu, như heuristic, …

Hàm mục tiêu: Phân phối bước sóng cho các kênh quang sao cho số bước sóng được sử dụng là nhỏ nhất.

Câu 6: MPLS là gì ? MPLS được tích hợp vào lớp nào trong các tầng của mạng Inthernet ? Những điểm khác biệt của GMPLS so với MPLS?

MPLS là một phương thức cải tiến cho việc chuyển tiếp gói tin qua mạng sử dụng thông tin được chứa trong nhãn gán kèm với mỗi gói IP, ATM hoặc các khung lớp 2. Nhãn được chèn vào giữa mào đầu lớp 3 và lớp 2 trong trường hợp chúng là các gói tin lớp 2, đối với trường hợp là gói ATM thi nhãn chính là các trường VPI (Virutal Path Indentifier) hoặc VCI (Virutal Circuit Indentifier).

          Công nghệ MPLS kết hợp kỹ thuật chuyển tiếp lớp 2 và kỹ thuật định tuyến lớp 3. Mục tiêu chính của MPLS là tạo ra mạng linh động, cung cấp khả năng thực thi cũng như sự ổn định trong mạng. Điều này được đáp ứng trong kỹ thuật lưu lượng (Traffic Engineering) và mạng riêng ảo (Virtual Private Network) qua việc đề nghị chất lượng của các lớp dịch vụ.

Một nguyên tắc cơ bản của MPLS là sự thay đổi các thiết bị lớp 2 trong mạng, như các thiết bị chuyển mạch trong mạng, thành các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR (Label Switched Router). LSR có thể được xem là sự kết hợp giữa ATM và các thiết bị định tuyến truyền thống. Chúng ta sẽ xét kỹ cấu trúc của LSR ở phần sau của đề tài.

Hình 1.1 Cấu trúc mạng MPLS

Những điểm khác biệt của GMPLS so với MPLS.

+       Các cải tiến và mở rộng trong các giao thức tín hiệu và giao thức định tuyến để hoạt động trong mạng quang và hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng.

+       Sử dụng thành phần điều khiển thống nhất cho nhiều loại chuyển mạch.

+       GMPLS hỗ trợ nhiều kiểu chuyển mạch khác nhau như: chuyển mạch gói tin, chuyển mạch timeslot, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch sởi quang. 

+       Khái niệm được chuyển mạch nhãn trong MPLS được mở rộng, GMPLS cho phép thiết lập động nhiều loại đường chuyển mạch khác nhau và đưa ra cấu trúc phân cấp sử dụng cơ chế đường hầm.

+       GMPLS đưa vào giao thức mới LMP quản lý liên kết giữa hai nút lận cận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro