Cau 5-8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Đặc trưng của CNXH ở Việt Nam

a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH

Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH theo quan điểm Mác - Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, đồng thời có sự  bổ sung về cách tiếp cận mới về CNXH

-         Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về CNXH khoa học của lý luận Mác - Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.Trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

-         Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn macxit, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác - Ăngghen: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

-         Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa.

+        Văn hóa trong CNXH ở Việt Nam có mối quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế.

+        Quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam là quá trình xây dựng nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế.

-         Độc lập dân tộc và CNXH gắn bó chặt chẽ với nhau: Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để xây dựng CNXH; xây dựng thành công CNXH là điều kiện đảm bảo vững chắc, đồng thời là mục tiêu của độc lập dân tộc hướng tới.

b) Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH

Một số định nghĩa của Hồ Chí Minh về CNXH

-         Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi CNCS, CNXH như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

-         Diễn đạt CNXH ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

+        CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. là của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già đau yếu và trẻ con.

+        Kinh tế: Sở hữu công cộng và phân phối theo nguyên tắc lao động, có phúc lợi xã hội.

+        Chính trị: chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.

-         Quan niệm về CNXH bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là làm sao cho dân giàu nước mạnh, là làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng  là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng tự do, là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

-         Nêu CNXH ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

-         Nêu CNXH bằng cách xác định mục đích: CNXH là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Đặc trưng tổng quát của CNXH

-         Một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

+        Chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

+        Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước.

+        CNXH là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

-         CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

+        Nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng của khoa học kỹ thuật;

+        Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu KHKT của nhân loại.

-         CNXH là chế độ không còn người bóc lột người

Trong CNXH không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về TLSX và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

-         CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

+        Các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn.

+        Con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện bản thân, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

-         CNXH là một công trình tập thể do quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt Nam

a) Mục tiêu

Mục tiêu chung

-         Độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân;

-         Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chính trị:

-         Chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.

-         Nhà nước có hai chức năng cơ bản: dân chủ đối với nhân dân, chuyên chính đối với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời mà luôn đi đôi với nhau.

-         Phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân;

Mục tiêu về kinh tế:

-         Xây dựng nền kinh tế XHCN với công, nông nghiệp hiện đại, KHKT tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.

-         Nền kinh tế phát triển toàn diện các ngành, mà những ngành chủ yếu là công, nông, thương nghiệp, trong đó công nghiệpnông nghiệp"hai chân" của nền kinh tế nước nhà.

-         Kết hợp chặt chẽ các lợi ích kinh tế.

Mục tiêu văn hóa - xã hội

-         Xóa nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.

-         Xây dựng nền văn hóa mới phát huy được những vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.

-                   Xây dựng nền văn hóa mới với phương châm: dân tộc - khoa học -  đại chúng.

-         Đào tạo con người mới XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên".

b) Động lực

-         Con người là động lực quan trọng nhất của CNXH (con người cá nhân và con người tập thể)

-         Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân. Đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của CNXH.

-         Động lực kinh tế: phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.

-         Động lực chính trị: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

-                   Văn hóa, khoa học, giáo dục là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.

-         Tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Sử dụng có hiệu quả những thành tựu KHKT của thế giới.

Câu 6 : quan niệm của HCM về vai trò và bản chất của ĐCSVN

1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề cập tới sự ra đời của Đảng Cộng sản:

            + Lênin cho rằng: Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

            + Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (Ba mươi năm hoạt động của Đảng).

→1 Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

→2  Người đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng.

            →3Hồ Chí Minh cho rằng phong trào yêu nước là một trong 3 nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vì:

            Một là:phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

            ~ Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.

            ~ Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân.

            ~ Phong trào yêu nước phát triển liên tục và bền bỉ trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

            Hai là: phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì hai phong trào đều có mục tiêu chung

            ~ Giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường.

            ~ Xét về nghĩa nào đó, phong trào công nhân mang tính chất của phong trào yêu nước.

            Ba là: phong trào của nông dân kết hợp được với phong trào công nhân

            ~ Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân

            ~ Phần lớn giai cấp công nhân xuất thân từ giai cấp nông dân.

            ~ Giai cấp công nhân và nông dân có mối quan hệ chặt chẽ, là đội quân chủ lực của cách mạng Việt Nam.

            Bốn là: Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

            ~ Trí thức là những "ngòi nổ" cho các phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai.

            ~ Thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước.

            ~ Là những người nhạy cảm với thời cuộc, chủ động và có cơ hội đón nhận những luồng gió mới về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam.

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

a) Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng

- Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc: CMVS

- Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn

- Xác định phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng

b) Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng

- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước

- Đoàn kết các lực lượng cách mạng quốc tế

c) Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

- Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên.

- Khả năng thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, đảng viên.

=> Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 7 : Nội dung công tác xây dựng ĐCSVN

a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

- Hồ Chí Minh chỉ rõ: để đạt được mục tiêu của cách mạng, Đảng phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Người khẳng định: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam".

- Khi tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin , cần lưu ý:

+ Một là: học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin  phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

+ Hai là: Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.

+ Ba là: trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Bốn là: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin

b) Xây dựng Đảng về chính trị

Xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung bao gồm:

-         Xây dựng đường lối chính trị;

-         Bảo vệ chính trị;

-         Xây dựng và thực hiện nghị quyết;

-         Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị;

-         Củng cố lập trường chính trị;

-         Nâng cao bản lĩnh chính trị;

Theo Hồ Chí Minh: đường lối chính trị là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Xây dựng đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng ta.

-Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình, chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và những quy định mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như của từng giai đoạn.

Để xây dựng đường lối chính trị đúng đắn:

+ Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong từng thời kỳ;

+ Học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản anh em;

+ Đảng phải thực sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.

c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

*1 Hệ thống tổ chức của Đảng:

+ Từ trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao.

+ Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi vì:

~ đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng;

~ là môi trường tu dưỡng, rèn luyện cũng là nơi giám sát đảng viên;

~ chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

*2 Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:

- Tập trung dân chủ

+ Là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng.

+ Tập trung là sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động, là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, thiểu số phải phục tùng đa số. Mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết, Điều lệ của Đảng.

+ Dân chủ: tư tưởng được tự do, tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.

+ Tập trung và dân chủ có mối quan hệ khăng khít với nhau:

èTập trung trên nền tảng của dân chủ chứ không phải tập trung theo kiểu chuyên quyền, độc đoán.

èDân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung chứ không phải dân chủ tràn lan, thái quá.

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ Là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng.

+ Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề.

Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì có nhiều kinh nghiệm, người thấ rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề được thấy rõ khắp mọi mặt, vấn đề được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm.

+ Vì sao cần có cá nhân phụ trách: việc gì đã được đông đảo mọi người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Có như vậy mới có chuyên trách, công việc mới chạy.

Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế việc gì cũng không xong.

+ Mối quan hệ: cá nhân phụ trách là tập trung, tập thể lãnh đạo là dân chủ.

- Tự phê bình và phê bình

+ Là nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt của Đảng.

+ Mục đích: làm cho phần tốt trong mỗi con người được nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói tới sự vươn tới chân, thiện, mỹ.

+ Thái độ, phương pháp tiến hành:

Phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày;

Phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang;

Không giấu giếm cũng  như không thêm bớt ưu khuyết điểm;

Phải có tình thương yêu lẫn nhau.

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

+ Là nguyên tắc tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng.

+ Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng.

+ Đảng là một tổ chức bao gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì vậy tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên.

­- Đoàn kết thống nhất trong Đảng

+ Cơ sở: chủ nghĩa Mác - Lênin; Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; Đường lối, quan điểm của Đảng; Nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp.

+ Thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng; thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác

*3Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng

- Người khẳng định vai trò của cán bộ: cán bộ là cái dây truyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.

- Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức là gốc.

- Nội dung của công tác cán bộ: tuyển chọn cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

d) Xây dựng Đảng về đạo đức

- Hồ Chí Minh khẳng định: một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.

- Xét về thực chất, đạo đức của Đảng là đạo đức cách mạng, cốt lõi là tư tưởng nhân đạo.

- Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng rèn luyện của cán bộ đảng viên. Nó gắn với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn thật sự trong sạch.

=> Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nội dung công tác xây dựng Đảng phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử của các nước phương Đông trong đó có Việt Nam.

KẾT LUẬN

- Hồ Chí Minh là người sáng lập đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 40 năm.

- Những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có tính quy luật có liên quan đến sự hình thành, vị trí, vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản và những vấn đề có tính nguyên tắc tới công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, nhất là trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền.

- Hồ Chí Minh có những phát kiến đặc biệt, sáng tạo:

+ Mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quy luật hình thành Đảng vô sản kiểu mới trong điều kiện từng nước;

+ Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Đảng;

+ Quan niệm về Đảng Cộng sản cầm quyền và các yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng.

Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên tất cả các mặt:

Về chính trị:

+ Đường lối chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vưng vàng trong mọi tình huống;

+ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

+ Cứng rắn về chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt về biện pháp đấu tranh, tập hợp lực lượng của toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của quốc tế tạo thành sức mạnh vô địch của cách mạng.

Về tư tưởng:

+ Tư tưởng cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ;

+ Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Về tổ chức:

+ Tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh;

+ Một tổ chức chiến đấu kiên cường với các nguyên tắc nền móng được tuân thủ nghiêm ngặt để khi hành động thì muôn người như một;

+ Tổ chức lấy việc nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng.

Về đạo đức, lối sống:

+ Cán bộ, đảng viên của Đảng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao năng lực, gắn bó máu thịt với nhân dân, dám hy sinh, dám hy sinh vì sự nghiệp của cách mạng và của cả dân tộc.

+ Cán bộ, đảng viên không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để không ngừng hoàn thiện nhân cách, giành được niềm tin yêu trọn vẹn của nhân dân.

Câu 8: nội dung của đại đoàn kết dân tộc. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

1/ Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

a/ đại đoàn kết dân tộc là vấn đề toàn dân.

-          dân và nhân dân theo bác là “mọi công dân nươc việt”,”mỗi một người Con Rồng Cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay ít người, có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, không phân biệt “già trẻ gái trai giàu nghèo quý tiện”

-          đại đoàn kết đân tộc có nghĩa là: phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh trung. Không được phéo bỏ sót bất cứ một lực lượng nào miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sằng phục vụ tổ quốc, không phải là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng.

b/thực hiện đại đoàn kết dân tộc phả kế thừa được truyền thông nhân nghĩa-đoàn kết dân tộc- đồng thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng tin vào nhân dân và người.

-          phải kết thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết dân tộc

-          phải có lòng khoan dung độ lượng với con người

-          cần phải có niềm tin vào nhân dân với quan điểm trở thuyền cũng là dân và lật thuyền cũng là dân nên người đưa ra nguyên tắc tối cao của mình là: “yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống và đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân”

2/ hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

a) Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

- Trong TTHCM, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi... mà phải trở thành một chiến lược cách mạng... phải biến thành sức mạnh vật chất - là Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Khái niệm về Mặt trận dân tộc:

+ Là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Thực chất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phải, tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

- Các hình thức mặt trận trong tiến trình cách mạng Việt Nam:

+ 18/11/1930: Hội phản đế đồng minh;

+ 1936: Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương;

+ 3/1938: Mặt trận Dân chủ Đông Dương;

+ 11/1939: Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương;

+ 19/5/1941: Mặt trận Việt Minh;

+ 1946: Mặt trận Liên Việt;

+ 3/1951: MTVM + MTLV = MTLV;

+ 1955: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ 20/12/1960:  Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam;

+ 1976: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

b) Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

- Nguyên tắc 1: phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

+ Công - nông là nền tảng vì là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú, làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị bóc lột nặng nề nhất, chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác.

+ Trí thức là lực lượng quan trọng không thể thiếu đối với cách mạng.

- Nguyên tắc 2:phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân

- Nguyên tắc 3: Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

+ Mọi vấn đề phải được đem ra để mọi thành viên cùng nhau bàn luận công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.

+ Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải trình bày trước mặt trận, cùng với các thành viên của mặt trận bàn luận.

+ Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt...đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích chung lên trên hết, trước hết.

- Nguyên tắc 4: Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro