cau 5-8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5 : Nêu những đặc điểm chính của máy in ốpset.

Trả lời :

1. vai trò áp lực trong máy in opset

Để nhận được tờ in có chất lượng và đảm bảo độ chính xác đường nét thì cần phải tạo ra áp lực tối ưu ở bộ phận in.Quá trình in thông qua bề mặt cao su opset tạo ra sự tiếp xúc với bề mặt khuôn in và giấy.

Áp lực bộ phận in có thể hiểu theo nghĩa tổng cọng hay áp lực riêng.

Áp lực tổng cộng là áp lực nhận được sau khi vòng quay của 1 trong số các trục của bộ phận in opset

Áp lực riêng là áp lực trung bình trên đơn vị diện tích tiếp xác.

2. Ảnh hưởng của bộ phận đưa giấy

không điểu chỉnh tốt bộ phận đưa giấy thì việc in chồng màu không đạt chất lượng tốt. Điểu chỉnh hệ thống đưa giấy thường theo phán đoán chuyên môn dựa vào hình in so với mép sau và bên phải tờ giấy. Để kiểm tra mốc trước và bên, người ta đẩy chồng giấy về một phía, sau đó về phía kia. Nếu tờ giấy chạy thẳng thì chứng tỏ việc tải giấy đúng. Nếu giấy chạy vào không thẳng thì nó sẽ tải vảo máy lệch lạc.

3. Vai trò làm ẩm khi in

Chất lượng làm ẩm khuôn in phụ thuộc rất nhiều vào việc điều chỉnh các con lăn làm ẩm và vật liệu bọc nó.

Truyền dung dịch làm ẩm lên khuôn in càn có định lượng nhất định để sao cho nó không dính trên phần tử in và đặc biệt chú ý nơi phần tử in chiếm diện tích lớn. Nước dính ở phàn tử in sẽ làm giảm độ đậm của màu sắc. Điều chỉnh lượng nước vừa phải sẽ cho chất lượng tờ in đẹp.

Câu 6 : Trình bày các công việc cần thực hiện trong quá trình in ấn xuất bản đồ.

• In các tờ kiểm tra

Để in ấn xuất BD thì dùng giẻ tẩm nước rửa lớp gôm bảo vệ sau đó dùng xăng thông hay dầu hỏa rửa màu phiên trên khuôn in. Tiếp theo điều chỉnh chế độ lăn màu và nước trên khuôn in. Đầu tiên in 1 số tờ trên giấy trắng để ktra chất lg in và sự chồng gộp các phần tử hình ảnh. Khi in gộp không cho phép vượt quá 0.1mm. Đồng thời ktra độ bão hòa và đồng đều của màu in

Sau khi kết thúc điều chỉnh máy in thì in một số tờ ktra để xưởng và biên tập viên ký duyệt. Tờ ktra này đc dùng làm mẫu so sánh trong quá trình in ấn xuất

• In ấn xuất

Khi xác định thứ tự màu in thì cần chú ý tới các điểm sau: nh phần tử in gọp với nhau phức tạp tạp thì in trc, khi in trên máy hai màu thì màu đầu in phần tử nét rồi sau đó in phần tử nền liên quan

In ấn xuất thường làm việc liên tục. Ngừng máy chỉ cho phép vì nguyên nhân kỹ thuật như thay bàn giấy, rửa cao su opset,... Quá trình in liên tục chỉ khi chế độ truyền màu và truyền nước tói ưu phù hợp với tờ in kiểm tra

Khi ngừng máy in thì phủ lớp gôm bảo vệ khuôn in

Nếu pần tử trống bắt màu thì ngừng máy và xử lý dung dịch thân nước. Đối với khuôn in đa kim loại thì xoa bột phấn rồi sau đó xoa dung dich thân nước.

Muốn tẩy những hình nét nhỏ trên khuôn in thì dùng dao nhọn, kim,giấy nhám và sau đó xử lý những nơi đó bằng chất thân nước

Khi in cần phải thường xuyên đảo mày ở máng đựng cuả máy. Khi ngừng máy in lâu khoảng 1 vài giờ thì nên rửa màu khỏi lô, vì để như vậy màu sẽ khô cứng

Khi in bản đồ và atlas cần chú ý sự trùng hợp hình nét mặt trước và sau của tờ in. Khi in BD du lịch cần chú í tới sự truyền đạt tông màu các tranh ảnh.

Khi in trên giấy nhẵn phẳng thì tờ in đặt thành chồng từ 3-4 ngàn tờ để chống dính vào mặt sau. Nếu màu dính thì điều chỉnh độ nhớt, chiều dày lớp màu hay phun bột chống dính.

Để giảm độ biến dạng BD thì chồng giấy đang in cần phủ túi ni lông để giữ độ ẩm của giấy ban đầu.

Thợ phụ của tốp in trông coi nơi tải tờ in ra, đồng thời kiểm tra chất lượng in và báo cáo cho thự chính khi xuât hiện các hiện tượng trên tờ in. Để kiểm tra cẩn thận thì cứ sau 1-2 nghìn tờ in lại lấy 1 tờ ra so với tờ in ký duyệt và mẫu màu

Để tăng đcx chồng màu các phần tử của BD thì lượt in đầu in với tốc độ chậm hơn so với các lượt sau

Giấy đưa vào máy theo chiều dài của tờ và tính toán sao cho dọc theo chiều sợi xenlulo của giấy vuông góc với chiêu quay của trục in

Cứ qua 1.5 đến 2 ngàn tờ in lại đưa tờ giấy trắng vào in để ktra chất lượng in. Sau khi in xong ấn xuất thì thảo khuôn in ra, rửa màu và chuẩn bị máy để in màu tiếp theoo.

• Chuẩn bị giấy để in

In ấn xuất BD thì chỉ dùng 1 loại giấy. Tính chất của giấy in cần phải nghiên cứ để biết. Nếu giấy từ cuộn thì phải giở và cắt phù hợp vớ kích thước. Chiều của sợ xelulo fai nhu nhau trên chồng tờ giấy cắt ra. Giấy phải đc khi hậu hóa trong phân xưởng. Góc trên bên phải tờ giấy phải cắt đúng 90 độ, lệch xiên k đc quá 0.2mm. Trước khi in giấy phải có độ ẩm cân bằng với phân xưởng.

• Chuẩn bị màu để in

Để in BD ngta yêu cầu nh loại màu khác nhau( k kể tới BDDH đã quy định sẵn màu in)và do đó cần phải pha chế ra màu mới. Biên tậpv iên kỹ thuật phải trực tiếp tham gia vào việc chọn màu và in thử bản mẫu màu

Màu ván sãn có thể k phù hợp với công việc in ngay như độ nhớt lớn thì pải hóa chất lắc làm loãng. Khi n màu nền sáng thì dùng màu trắng trong. Nếu màu khô chậm thì pha thêm chất làm khô. Màu in phải hòa trộn đủ khối lượng để in hết ấn xuất quy định

• Đặc điểm in BD nhiều mảnh

Khi in BD nhiều mảnh thì phải có dải tiếp nối để dán ghép và nơi dán ghép màu sắc phải như nhau đối với phần tử nền. Loại và màu giấy để in phải như nhau cho toàn bộ ấn xuất. Khi in ấn xuát ở nhiều máy thì đều phải dùng cùng 1 lô màu đã chế sẵn cho toàn bộ ấn xuất.

Câu 7 : Nêu các thành phần cấu tạo của màu in, mực in ốpset. Vai trò của các yếu tố thành phần : Chất vô sắc (màu mực), chất liên kết, chất phụ gia.

• Chất sắc tố, hạt màu:

- Là thành phần chính của màu in, mực in tạo ra màu sắc của màu in, cần phải đáp ứng đc 1 số tính chất lý hóa nhất định sau:

+ Sạch, sáng nền màu, bền vững với tác dụng của ánh sáng, k bị biến đổi tính chất lý hóa trong quá trình nghiền thành các hạt nhỏ, k hòa tan trong các chất liên kết của mực in(xăng, dầu hỏa, các chất hóa dầu,...), bền vững với nước, k bị nhòe, thân mỡ; thấm dính dễ dàng với các chất liên kết và nhanh khô trên sản phẩm in và giữ đc độ bóng đẹp của màu sắc.

+ Kích thước của hạt màu <0.5 micro met.

- Các loại chất sắc tố (2 loại): Tự nhiên và nhân tạo

- Trong chế tạo màu in BD ng ta thường dùng các chất sắc tố chuẩn như Al(OH)DH, ZnO, BaSO4 ( trắng) , PbCrO4 (vàng); hợp chất của muối sắt + muối kali(xanh), chế phẩm của C(đen)

• Chất liên liên kết:

- thường ở dạng keo, nhũ tưỡng, thường là các dung môi ở dạng dầu mỡ, chế phẩm của hóa dầu và phải đáp ứng với các yêu cầu của sản phẩm in: có khả năng truyền phủ màu đều từ con lăn lên khuôn in lên trục opset và lên giấy in. chất liên kết phaỉ thấm dính đc các chất sắc tố, các hạt màu, bám dính vào các phần tử in trên khuônin, phải là các chất dầu mỡ, k tác dụng hóa học với các chất sắc tố, trong suốt k màu.

- Các dạng: hữu cơ( dạng dầu or nhưạ cây chiết xuất từ thực vật); vô cơ

- Các chất liên kết thường đc sử dụng là: nhựa thông, grixerin, ngoài ra còn có các chất liên kết ở dạng dầu mỡ thực vật

- Các chất liên kết thg phải k độc hại, bay hơi nhanh, và k có các phản ứng hóa học với cao su vì sẽ làm hỏng trục opset bằng cao su

• Chất phụ gia:

- Chiếm 1 lượng nhỏ, đóng vai trò làm chất lượng của màu in được nâng cao, làm màu in mau khô và sau khi in thì bóng đẹp bền màu(đóng vai trò là chất xúc tác cho qtrinh polime hóa và oxy hóa màu in )

- Thường là các muối của các axit hữu cơ kết hợp với các kim loại nặng như Pb, Mn, Ca, Fe, Zn, Coban,

- Để điều khiển tốc độ của màu in, trong mau in phải pha 1 tỷ lệ chất phụ gia đc thử nghiệm cho đạt tới mức tối ưu vì chất phụ gia nhiều quá cũng làm chậm quá trình khô màu in, thông thường 3-8% trọng lươg màu in

- Tốc độ khô của màu còn phụ thuộc vào độ dày của màu in or độ nhớt của các chất liên kết.

Câu 8 : Trình bày tính chất của giấy và các yêu cầu với giấy in bản đồ.

Trả lời:

1. Các tính chất của giấy

a. Các tính chất thành phần cấu tạo của giấy

- Chiều dày của giấy : được đo bằng dụng cụ đo chiều dày theo đơn vị milimet hay micromet

- Tỷ trọng của giấy : là số trọng lượng 1m2 giấy với chiều dày của tờ giấy

- Trọng lượng cảu giấy : g/m2

- Độ xốp của giấy : ảnh hưởng đến khả năng hút ẩm, hút màu cảu giấy

- Độ nhẵn bóng của bề mặt giấy: không được nhẵn bóng quá cũng không được xù xì. Có độ nhẵn bóng vừa phải vì độ nhẵn bóng của giấy cũng ảnh hưởng đến khả năng hút màu và phản xạ ánh sáng.

- Chiều của sợi giấy : Trong quy trình sản xuất giấy theo hướng của máy xeo giấy, giáy bao giờ cũng có chiều dọc và chiều ngang. Ảnh hưởng đến sự co của giấy dẫn đến ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ nên khi in bản đồ bao giờ người ta cũng phải để chiều sợi giấy trùng với chiều chuyển động của máy in.

- Rác bẩn : là do lọc bbootj giấy không kỹ gây ra.

- Độ bền khi kéo: xác định bằng lực kế.

- Độ bền nén ép xuất hiện trong quá trình ép in trên tờ giấy. Khi bị nén ép giấy trở lên chắc và dòn.

- Độ bền khi gấp: số lần gấp giấy càng nhiều thì độ bền của giấy càng lớn.

- Độ bền khi vò, xé được xác định bằng máy chuyên dụng

- Độ bụi của giấy: sinh ra khi các tác động cơ học làm bật các thành phần cấu tạo.

- Lột giấy đặc trưng cho tính chất bề mặt khi màu và giấy tiếp xúc với nhau.

- Thành phần sợi của giấy gồm có sợi xelulo, cây cỏ và sợi bông.

- Chất kết dính : mức độ chất kết dính trong giấy được đánh giá bằng lực nét mực với tiêu chuẩn không thấm qua bề mặt bên kia của tờ giấy.

- Độ ẩm của giấy

b. Các tính chất lý hóa

- Tính thấm hút màu in: phụ thuộc vào độ xốp, độ nhẵn của bề mặt giấy

- Tính liên hệ với môi trường ẩm của giấy là khi trời ẩm thì nó hút nước và khi trời khô thì nước bốc hơi khỏi giấy. Tốt nhất giấy có độ ẩm là 7%.

c. Các tính chất quang học

- Độ trắng của giấy: được so sánh với độ trắng của BaSO¬¬4

- Độ bóng cảu giấy : đặc trung cho số tia sáng phản xạ như gương và lượng tia sáng tán xạ.

- Độ trong suốt phụ thuộc vào chiều dày của giấy, đặc tính của chất sợi, mức độ nén ép bền cơ học. Độ trong suốt chỉ giảm khi pha vào giấy nhiều chất phụ gia.

- Độ bền khi chiếu sáng bởi tia cực tím. Nếu giấy không tốt sẽ có màu vàng và giảm độ bền cơ học. Chất kết dính sẽ làm giảm độ bền khi chiếu sáng, còn chất phụ gia nhiều sẽ làm tăng độ bền của giấy.

2. Yêu cầu của giấy in bản đồ

- Giấy cần có độ dãn nở ít để cho phép in chồng gộp nhiều màu và khi tiếp xúc với độ ẩm của máy in.

- Giấy có độ trắng lớn (> 80% so với BaSO4) và bền với ánh sáng.

- Giấy phải có độ bền cơ học cao, đặc biệt với các loại giấy dùng để in bản đồ giáo khoa, bản đồ tần suất sử dụng lớn.

- Giấy phải bắt màu tốt trong khi in và nhanh chóng giữ màu trên bề mặt.

- Chiều dày của giấy phải như nhau, kích thước giấy in không sai quá ±2 mm. Chiều dài của tờ giấy trùng với chiều của sợi xelulo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro