Câu 5: Cảm tính và lí tính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:

 Khái niệm:

Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy[3]. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng…

 Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật thông qua bộ não được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Mối quan hệ:

Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Lê nin nói: “ không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”.

Nhận thức thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính. Bởi vì nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, phản ánh bề ngoài phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.  Những nhận thức này đã trở thành nguyên liệu cho nhận thức lí tính trong quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đi sâu vào bản chất

Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn. Nhận thức cảm tính chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật mà chỉ nhận thức được những phản ánh bề ngoài. Khi quá trình nhận thức lặp lại với nhiều sự vật, hiện tượng qua quá trình cảm tính và lí tính, dần dần sẽ khiến nhận thức cảm tính trở nên nhạy bén hơn đối với từng sự vật, hiện tượng nhất định.

Ví dụ như khi học tiếng Anh, người học thường rất khó khăn với những từ vựng mới và thường phải tra từ điển. Trước đó, họ sẽ phải nhớ mặt chữ và tìm nó trong từ điển rồi mới hiểu được nghĩa của từ cần tìm (nhận thức lý tính phụ thuộc vào nhận thức cảm tính). Sau đó, nhờ việc tra từ điển, biết nghĩa của từ, từ những lần sau, người học chỉ cần nhìn qua cũng biết từ đó có ý nghĩa gì (nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro