Câu 5: CL đánh giá bằng đầu vào và đầu ra và giá trị học thuật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích các quan điểm chất lượng được đánh giá bằng "đầu vào" và "đầu ra", "giá trị học thuật"

1 Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực là chất lượng.

Theo quan điểm này, một trường tuyển được học viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.

 Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong thời gian ở trường. Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường có nguồn lực “đầu vào”  dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế ; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho học viên một chương trình đào tạo hiệu quả.

2. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”

Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục (CLGD) cho rằng “đầu ra” của giáo dục có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục được thể hiện bằng năng lực, chuyên môn-nghiệp vụ và tay nghề của người học tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.

 Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận CLGD này. Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó không hoàn toàn là quan hệ nhân quả. Một trường có khả năng tiếp nhận các học viên giỏi,  không có nghĩa là học viên của họ sẽ tốt nghiệp loại giỏi. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường là rất khác nhau.

3. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường phương Tây, chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng  lực học thuật và tay nghề của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng trường trong quá trình thẩm định công nhận chất lượng đào tạo. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín khoa học và tay nghề cao thì được xem là trường có chất lượng cao.

Vấn đề là liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám  và tay nghề của đội ngũ giáo viên khi xu hướng chuyên ngành hoá ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro