Câu 5:CNH giai đoạn trước đổi mới(54-85).

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5.Phân tích chủ trương CNH của Đảng thời kì trước đổi mới.Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của đường lối CNH thời kì đó.

Bài làm:

CNH là quá trình nâng cao tỉ trọng CN trong toàn bộ các ngành kinh tế,CNH ở VN là quá trình chuyển đổi nền kinh tế VN từ dựa vào nông nghiệp và thủ công nghiệp sang sử dụng máy móc CN là chính.Đường lối CNH của Đảng diễn ra theo 2 giai đoạn:

+giai đoạn 1:60-75:CNH ở miền Bắc.

+giai đoạn 2:75-85:CNH trên phạm vi cả nước.

a)Đặc điểm miền Bắc sau 1954.

-Sau hiệp định Giơnevo đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền.

+Miền Bắc vừa thực hiện vai trò làm hậu phương lớn đối với miền Nam đồng thời phải đối phó với tình hình chiến tranh có thể lan rộng ra miền Bắc.

+Tiến hành CNH xuất phát từ 1 nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu xuất phát từ 1 nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến.

+Nhận được sự viện trợ to lớn và có hiệu quả từ các nước XHCN anh em đặc biệt là TQ &LX.

b)Chủ trương CNH của Đảng.

-Được hình thành từ ĐH III của Đảng(9.1960).

*Ở miền Bắc giai đoạn 1(60-75):

-Có đặc điểm lớn nhất là 1 nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH.

+ĐH III của Đảng khẳng định:

+Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta không có con đường nào khác con đường CNH XHCN.

+CNH là nhiệm vụ trọng tâm &then chốt trong suốt thời kì quá độ đi lên CNXH.

+Mục tiêu cơ bản:Xây dựng 1 nền kinh tế XHCN cân đối & hiện đại,bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

-HNTW 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng & phát triển công nghiệp:

+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng cách hợp lí.

+Kết hợp chặt chẽ công nghiệp nặng với phát triển nông nghiệp.

+Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển CN nặng.

+Ra sức phát triển công nghiệp TW đồng thời đẩy mạnh phát triển CN địa phương.

*Trên phạm vi cả nước thời kì 75-85.

Hoàn cảnh lịch sử:

+Sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước thống nhất.Nước ta có những khó khăn và thuận lợi sau:

>Thuận lợi:1/Có nguồn tài nguyên phong phú,nhân lực dồi dào,lợi thế của mỗi miền có thể bổ sung cho nhau.

          2/Quần chúng nhân dân phấn khởi,tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

>Khó khăn:

+Tiến hành CNH với 1 xuất phát điểm vẫn rất thấp,vẫn là 1 nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu,SX nhỏ là phổ biến lại bị chiến tranh tàn phá 30 năm.

+Trên trường quốc tế cuộc đấu tranh giữa lực lượng phản cách mạng và cách mạng diễn ra gay go,phức tạp.Viện trợ bị cắt giảm,bị bao vây cô lập bởi thế lực thù địch quốc tê.

+Con đường CNH chịu tác động của mô hình CNH hóa của Liên Xô vốn không phù hợp với đặc điểm VN.

Nội dung:

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần  IV(12.1976) đã đề ra chủ trương:

+Đẩy mạnh CNH XHCN,xây dựng cơ sở vật chất CHXH đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.

+Ưu tiên phát triển CN nặng hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhẹ.

+Kết hợp xây dựng CN và NN cả nước thành 1 cơ cấu công nông nghiệp.

+Vừa xây dựng kinh tế trung ương,vửa phát triển kinh tế địa phương kết hợp thành 1 cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

+Quá trình trên được thực hiện bằng cách tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng:cách mạng về QHSX,cách mạng về KHKT và cách mạng về tư tưởng VH trong đó CM KHKT là then chốt.

NX:+Đại hội IV có bổ sung và phát triển so với ĐH III ở chỗ coi NN là tiền đề phát triển CN or CN chỉ phát triển trên cơ sở NN và CN nhẹ phát triển.

+Việc tiến hành 3 cuộc cách mạng cũng là bước phát triển tiến bộ so với ĐH III.Tuy nhiên về cơ bản nó cũng thống nhất với quan điểm về CN ở miền Bắc trước đây.

+Han chế:Chưa đề ra được bước đi đúng đắn cho quá trình CNH,bước đi phù hợp với mục tiêu của mỗi giai đoạn,mỗi chăng đường .Đường lối chưa thực sự hợp với tình hình cụ thể ở VN.

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5(3.1982) đã có những thay đổi:

+Tập trung phát triển NN,coi NN là măt trận hàng đầu,đưa NN phát triển 1 bước lên sản xuất lớn XHCN.

+Ra sức đẩy mạnh sản xuấ hàng tiêu dùng.

+Tiếp tục xây dựng 1 số ngành công nghiệp nặng quan trọng.

+Kết hợp nông nghiệp,CN hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong 1 cơ cấu công nông nghiệp hợp lí,ĐH V đã coi những nội dung trên đây là sự cụ thể hóa của đường lối CNH trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ.

NX:

+Trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế thì nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu,chú trọng phat triên cồng nghiệp hàng tiêu dùng,công nghiệp nặng không được ưu tiên phát triển như quan niệm của Đại hội 3,4 nữa mà chỉ đầu tư cho 1 số ngành CN nặng nhằm phục vụ cho NN và CN nhẹ hay những ngành đáp ứng cho nhu cầu phát triển lâu dài của đất nước.Đảng ta đã nhận thức đúng đắn về công nghiệp nhẹ tạo tiền đề cho CNH.Đường lối đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam tuy nhiên những thay đổi tư duy về CNH mới chỉ là thay đổi mang tính chất cục bộ.chưa phải là đổi mới toàn diện trong công cuộc đổi mối nền kinh tế nói chung.

Những đặc trưng cơ bản của đường lối CNH thởi kì trước đổi mới:

-CNH theo mô hình kinh tế khép kín,hướng nội và thiên về phát triển CN nặng.

-CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động ,tài nguyên đất đai,viện trợ,chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.

-Việc phân bổ nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp không tôn trọng quy luật thị trường.

-Nóng vội giản đơn,chủ quan,duy ý chí ham làm nhanh,làm lớn mà khỏng quan  tâm đến hậu quả kinh tế xã hội.

*Kết quả ý nghĩa.

-So với năm 1955 số xí nghiệp tăng lên 16.5 lần nhiều KCN được hình thành,có những cơ sở đầu tiên của CN nặng.

-Có hàng chục trường Cd,ĐH,TCCN..đào tạo đội ngũ cán bộ KH tăng 19 lần so với 1960.

=>kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

*hạn chế,nguyên nhân.

-Cơ sở vật chất còn hết sức lạc hậu.

-LLSX trong nông nghiệp mới bước đầu phát triển chưa đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho XH.

+Nguyên nhân::Về khách quan:ta tiến hành CNH từ nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu trong điều kiện chiến tranh kéo dài bị tàn phá nặng nề mà không thể tập trung sức người sức của cho CNH.

Về chủ quan:Mắc sai lầm nghiêm trọng trong xây dựng mục tiêu,bước đi về cơ sở vật chất,kĩ thuật ..xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và CNH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro