Câu 5:Pt nguồn gốc tư tg lý luận hình thành TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích nguồn gốc tư tưởng, lý luận hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?

TL:

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình sỹ phu yêu nước, quê hương giàu truyền thống cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi hết lòng vì dân tộc, đất nước, Chủ tịch HCM đã để lại một di sản văn hóa tinh thần hết sức to lớn,sâu sắc và một ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp CM nước ta - đó chính là tư tưởng HCM.

“Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mac-Lenin vào điềm kiện cụ thể của nước ta. Đồng thời kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, quyền là chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòn toàn dân: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Xây dựng Đ trong sạch vững mạnh. Cán bộ,Đảng viên vừa là lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…”. Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần quý báu của Đ và nhân dân ta. à Tư tưởng HCM bao hàm: Nguồn gốc, nội dung chủ yếu, thực tiễn vận dụng tư tưởng HCM vào sự nghiệp cách mạng của Đ và nhân dân ta.

Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

a.      Những tiền đề tư tưởng – lý luận

·        Giá trị truyền thống dân tộc: Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành trên đất nước ta những giá trị truyền thống dân tộc hết sức đặc sắc và cao quý. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là ý chí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc.

-         Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yo nước  truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. Chính sức mạnh của CNYN đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

-         Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa của dân tộc gắn với cá nhân, với gia đình, làng nước: VN là 1 nước nông nghiệp lúa nước, công việc không thể thiếu là trị thủy. Hơn nữa, nước ta lại là 1 nước nhiệt đới thời tiết khắc nghiệt thay đổi thất thường. Vì vậy, phải đoàn kết chống chọi với thiên nhiên. Mặt khác, tuy nước ta là 1 nước nhỏ nhưng lại nằm trên đường giao thông cửa ngõ nên luôn bị các nước láng giêng nhòm ngó, muốn thôn tính . Nên phải đoàn kết lại để chống giặc ngoại xâm.

-         Truyền thống lạc quan, yêu đời: Cơ sở của sự lạc quan yêu đời đó là niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dân tộc mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, của chính nghĩa.

-         Dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu. đồng thời cũng là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không  ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại.

·        Tinh hoa văn hóa nhân loại

Tư tưởng HCM là sự kết hợp tinh hoa văn hóa nhân loại. HCM đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây.

-         Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử.. Người tiếp thu được những mặt tích cực của Nho giáo, đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo truyền thống hiếu học.

-         Về phật giáo, HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân..; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng. Về chủ ngĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, HCM tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta. Đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hp.

-         Về tư tưởng và văn hóa phương Tây: Trong những năm tháng bôn ba vừa kiếm sống vừa tham gia hoạt động cách mạng trên khắp các nước trên TG, Người đã chứng kiến cuộc sống của nhân dân các nước TB phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… đến các nước thuộc địa. Đó là những điều kiện thuận lời đề Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống dân chủ và tiến bộ, cách làm việc và sinh hoạt  khoa học của nước Pháp HCM đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp,CM mỹ.

-         Chủ nghĩa Mác-Lê Nin

CN Mác-LeeNin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng HCM, là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM. Người khẳng định rằng “ CN Mác-LeeNin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân VN, ko những là cái “cẩm nang” thần kỳ, ko những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS”

Đối với CN M-L, HCM đã nắm vững cái cốt lõi của nó, là pp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm, pp biện chứng của CN M-L đề giải quyết các vđề thực tiễn của CMVN.

·        Phẩm chất cá nhân của HCM

-         Khả năng tư duy và trí tuệ HCM:

Trong suốt những năm tháng hoạt động và bôn ba khắp TG để học tập, ngiên cứu, HCM đã ko ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Bác về sau.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã khám phá những quy luật vận động của XH, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong h/c cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của HCM mang giá trị khách quan, CM và khoa học.

-         Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

Mục tiêu đấu tranh gp dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo đk để HCM hđ có hiệu quả cho dân tộc ta. Có được điều đó là hoàn toàn nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của HCM.

+ Trước hết, pẩm chất tài năng đó được biểu hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.

+ Phẩm chất tài năng đó cngx được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có pp biện chứng, có đầu pcs thực tiễn. CHính vì thế HCM đã khám phá ra lý luận CM thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về CMVN, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa CMVN đi đến thắng lợi.

+ Phẩm chaats cá nhân của HCM còn biểu hiện ở sự ko khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yo nước chân chính, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành CM, một trái tim yo nước thương dân,sẵn sàng chịu hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, hp của đồng bảo.

TT HCM đã trở thành tư tưởng VN hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro