Câu 5. Thi công móng nông ở nơi không có nước mặt và có nc mặt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5. Thi công móng nông ở nơi không có nước mặt:

a)Móng hố đào trần(không sử dụng biện pháp gia cố)

- được tạo thành bằng cách đào bỏ các lớp đất mặt trên đến cao độ đáy móng tạo không gian thi công bệ móng. Thực tế phải đào sâu hơn CDDM và gia cố bằng lớp bê tong nghèo và lớp đá dăm đầm chặt rồi mới đặt móng

- có thể đào với độ dốc thay đổi khi gặp nhiều lớp địa chất, làm chiếu nghỉ tại nơi mái taluy đổi dốc

-Ưu điểm: thi công đơn giản; tận dụng được nhân lực; giá thành rẻ

-Nhược điểm: Khối lượng đào đắp lớn; diện tích mặt bằng thi công lớn, nên ko áp dụng đc ở nơi chật hẹp; dễ xảy ra hiện tượng sụp đổ vách hố. Chí áp dụng được ở những nơi ko có nước mặt và cao độ mực nước ngoài thấp hơn đáy móng.

b) Chống đỡ vách hố bằng ván lát:Trường hợp đất vách hố rời rạc, dễ sụp, măt bằng thi công chật hẹp, cao độ mực nước ngầm thấp hơn cao độ đáy hố, có thể dung ván lát để chống đỡ vách hố móng tạo không gian thi công.

*Cấu tạo ván lát:

-Ván lát ngang(1): gồm những thanh gỗ có tiết diện b.δ  (b=0.2-0.25m) (δ=4-8cm), sử dụng gỗ tốt( loại 3 trở lên)

-Thanh chống đứng (2)có tiết diện hình vuông hoặc đỉnh tròn ( d=10-20cm)

-Thành chống ngang (3)tròn hoặc vuông: d= 14-22cm

*Thi công: Trong quá trình thi công đào đất đến đâu đặt ván lát đến đó sau đó đặt thanh chống ngang và thanh chống đứng. trong trường hợp móng tương đối lớn, áp lực xung quanh hố móng lớn, ng ta tiến hành đóng xung quanh móng thanh săt chữ I sau đó dùng nêm để tựa ván lát lèn cách thanh sắt tạo ra kết cấu chắc.

-ưu điểm: Giảm khối lượng đào đắp và diện tích chiếm dụng mặt bằng, ko gây lún sụt ct xung quanh

-nhược điểm: không ngăn được nước chảy vào hố móng

-pvi áp dụng: Chỉ dùng trong các TH chiều sâu hố móng Hm ≤ 4m, mặt bằng chật hẹp, nước ngầm thấp hơn CĐ đáy hố móng

c) Chống đỡ vách hố bằng cọc ván

*Cấu tạo:

-Cọc ván phải có đủ độ cứng để chịu được lực của hố móng vỡi n~ hố móng sâu phải bố trí tầm chống ngang để giảm áp lực đất. Hai kiểu cọc ván: cọc mộng, cọc chôt để tạo sự kín nước

*Thi công:

-Dùng búa đóng hoặc búa rung để hạ cọc xuống đến độ sâu cần thiết, trước khi hạ cọc có thể liên kết vài cọc với nhau để tăng độ cứng và giảm thời gian thi công

-Cọc ván phải chôn dưới lớp đất 1 khoảng d thỏa mãn 3 đk: Đảm bảo ổn định; Cọc ván ko bị lệch; Nước ko luồn qua chân cọc vào hố móng

Trước khi đóng cọc ván phải sd cọc định vị để xd chính xác vị trí đóng cọc và sd khung dẫn hướng để giúp thi công cọc ván đến đúng cao độ thiết kế.

-Trong th hố móng quá sâu, để đảm bảo ổn định cọc ván phải sd cọc ván nhiều tầng.

*Ưu điểm: Thi công được ở n~ nơi có nước mặt, nước ngầm gần sát mặt đất và mặt bằng thi công chật hẹp; đất nền rời rạc. có số lần sử dụng luân chuyển khá nhiều, khả năng tái sử dụng cao nên giảm khấu hao, giảm giá thành thi công. Có thể sử dụng cho hố móng sâu nếu có thêm chống ngang

*Nhược điểm: chi phí thi công cao, đòi hỏi trình độ kỹ thuật có tay nghề, thiết bị chuyên dùng

Thi công móng nông ở nơi có nước mặt

a) Vòng vây đất: để ngăn cản nước mặt và làm khô nơi thi công, ng ta sử dụng vòng vây đất.

-Bề rộng B đủ lớn để đi lại, nước ko thấm qua( 1-2m), mực nước thi công <2m,Đất có kn chống thấm tốt, ko biến đổi thể tích khi gặp nước, thg sd các loại đất sét pha hoặc cát pha.

*)ưu điểm: kết cấu đơn giản, dễ thi công, chi phí rẻ

*)nhược điểm: khối lượng đào đắp lớn, tạo ra k/c chắn dòng chảy; tăng khả năng xói; chiếm dụng mặt bằng; cản trở thông  thuyền  chỉ áp dụng được cho mực nước mặt < 2m.

b) Vòng vây cọc ván gỗ:

-Vòng vây cọc ván đơn: 1 vòng vây đất + 1 vòng vây cọc ván(hv)

-Vòng vây cọc ván kép: 1 vòng vây đất + 2 vòng vây cọc ván. Áp dụng cho hố móng sâu(hv)

c) vòng vây cọc ván thép: sử dụng khi chiều sâu Hn>4m.

d) vòng vây cọc ống thép dung cho các hố móng rất sâu, các ống thép 600-1000mm, đc đóng xung quanh hố móng để đảm bảo ổn đinh đất vách hố móng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro