cau 5 tthcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2:Phân tích nguồn gốc lý luận hình thành tư tưởng HCM:

Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.

- chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Đó là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa và tinh thần Việt Nam .

- Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống này cũng được hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Vì vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ "đồng" (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).

- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan yêu đời. Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dân tộc mình, tin vào sự tất thắng của chính nghĩa.

- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị của riêng mình.

Tinh hoa văn hóa nhân lọai.

Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc của Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông - Tây.

Tư tưởng văn hóa phương đông.

- Trước hết nói về Nho giáo. Nho giáo còn có rất nhiều yếu tố tích cực nên mới có sức sống mãnh liệt ngàn năm như vậy. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là lý tưởng về một xã hội bình trị; là triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính. Nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.

- Tiếp theo là về Phật giáo. Bên cạnh những mặt tiêu cực vốn có của một tôn giáo, Phật giáo cũng có rất nhiều ưu điểm như: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn kế thừa nhiều tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông như: Lão tử, Mặc tử, Quản tử,... đặc biệt là tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn sau này

Tư tưởng văn hóa phương Tây.

- Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên Người đã tiếp cận và chịu ảnh hưởng sâu rộng nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Người đã tìm hiểu nghiên cứu về cuộc Đại cách mạng Pháp 1789. Khi ra nước ngoài Người đã từng sang Mỹ và nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.

- Đầu năm 1913, Người sang Anh và tham gia vào công đoàn thủy thủ và cùng với giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công,... Đó là những bước đi đầu tiên rất quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của Người.

- Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp, sống và hoạt động tại Pari. Đây là một quyết định có ‎ nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời của mình. Người được tiếp xúc trực tiếptác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ,... những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp 1789 như "Tinh thần pháp luật" của Môngtétxkiơ, "khế ước xã hội" của Rútxô,... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.

- Người đã hấp thụ tư tưởng dân chủ cà hình thành phong cách dân chủ trong cuộc sống thực tiễn và cách sinh hoạt khoa học của Câu lạc bộ Phôbua, đặc biệt là không khí tranh luận ở Đại hội Tua (12-1920).

Hồ Chí Minh đến với văn hóa phương Tây khi đã có những kiến thức nhất định về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Nho giáo, Phật giáo... Người tiếp thu văn hóa phương Tây từ trước khi sang Pháp. Trước hết đó là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Tư sảnPháp (1789). Tiếp đó là những giáo lý của thiên chúa giáo, người đánh giá rất cao thiên chúa giáo, đặc biệt là lòng nhân ái của Jesu.

Chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận tinh túy nhất của văn hóa nhân loại. Nó mang tính khoa học sâu sắc và cách mạng triệt để. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Người tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu nước.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác - Lênin.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự phát triển chủ nghĩ Mác - Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Lý luận Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng và khoa học, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro