Câu 5: Vị trí, vai trò, kết cấu của Hiến pháp 1992?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Vị trí, vai trò, kết cấu của Hiến pháp 1992?

a-Vị trí:

c- Kết cấu:

Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 gồm có Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều, thể hiện những nội dung cơ bản sau:

- Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 xác định những mốc lịch sử trọng đại của dân tộc, ghi nhận những thành tựu đã đạt được, khẳng định tính kế thừa và quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

- Chương 1: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chế độ chính trị.

Nội dung chương này xác định những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc chung, làm nền tảng cho các chương sau như hình thức Nhà nước, nguồn gốc, bản chất của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ chế sử dụng quyền lực Nhà nước, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước...

- Chương II: Chế độ kinh tế: so với Hiến pháp năm 1980, chương này được sửa đổi một cách cơ bản, thể chế hóa thành nguyên tắc hiến định những đổi mới về kinh tế đã được tiến hành sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 và được Đại hội Đảng lần thứ 7 khẳng định, bổ sung. Nội dung cơ bản của chương này xác định phương hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; mục đích của chính sách kính tế; những tài sản thuộc sở hữu toàn dân; vai trò, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các thành phần kinh tế; quy định người được giao đất, được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; xác định nội dung quản lý Nhà nước đối với kinh tế...

- Chương III: Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ: bao gồm những quy định về chính sách phát triển văn hóa; văn học, nghệ thuật; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các quy định đó thể hiện sâu sắc tinh thần bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam, phát huy cao độ nhân tố con người và vì con người; coi con người là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần trong xã hội.

Mục đích của các chính sách đó nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo to lớn của nhân dân trong xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu của xã hội; đồng thời giữ gìn, phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: xác định đúng tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới gắn quốc phòng với an ninh quốc gia. Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân" (Điều 44). Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội; thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện để mỗi người dân Việt Nam phát huy vai trò làm chủ của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

- Chương VI, VI, VIII, IX, X: quy định rõ vị trí, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

- Chương XI: Quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh.

- Chương XII: Quy định về hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro