Cau 5CNXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5:Trình bày lý luận cách mạng không ngừng của CN Mác-Lê? Liên hệ với sự vận dụng của Đảng Cộng sản VN trong cách mạng Việt Nam?

Lý luận Cách mạng không ngừng của Mác và Ăng-ghen:

Hoàn cảnh lịch sử: chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh, giai cấp tư sản đang đóng vai trò tiến bộ. Giai cấp công nhân còn nhỏ bé, đang trong quá trình tập hợp lực lượng. Cách mạng xã hội chưa đặt ra một cách trực tiếp.

Nội dung tư tưởng:

Mác xem cách mạng xã hội chủ nghĩa như một quá trình bao gồm 2 giai đoạn: Giành chính quyền ở giai đoạn thứ nhất rồi tiến đến mục tiêu cuối cùng. Mác - Ăng-ghen đặt hy vọng vào sự bùng nổ đồng loạt cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Hai ông bỏ qua những nước tư bản chủ nghĩa phát triển mức độ trung bình, các ông coi đó là một bộ phận của cách mạng vô sản. Các ông chỉ rõ khi giai cấp công nhân chưa đủ mạnh phải tích cực chủ động tham gia vào cách mạng dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo. Tức là kết hợp giữa phong trào công nhân với phong trào nông dân và lực lượng tư sản chống phong kiến để lịch sử phát triển cao hơn, để giành dân chủ. Tuy nhiên giai cấp công nhân phải chủ động phát triển lực lượng, độc lập về đường lối mục tiêu của mình. Đấu tranh giành dân chủ phải đặt trong xu hướng tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các ông khẳng định cách mạng tư sản chỉ là mục tiêu trước mắt, cách mạng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu cần hướng tới.

Lênin phát triển tư tưởng của Mác ăngghen:

Điều kiện lịch sử ở giai đoạn Lênin có sự thay đổi: Chủ nghĩa Đế quốc xuất hiện, bộc lộ đầy đủ bản chất xấu xa của nó. Giai cấp công nhân đã phát triển. Phân tích tình hình nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chỉ rõ: Nước Nga là nơi tạp trung mẫu thuẫn, là khâu yếu nhất trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Trong lòng nước Nga Đế quốc - phong kiến - Quân phiệt cùng lúc xuất hiện hai tiền đề của cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xuất hiện nhiều lực lượng đấu tranh: Giai cấp công nhân đấu tranh vì tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Giai cấp nông dân đấu tranh đòi ruộng đất dân sinh, dân chủ, nhân dân đấu

tranh đòi chấm dứt chiến tranh, các dân tộc đấu tranh vì đòi độc lập. Nguyện vọng chung của các phong trào là hòa bình - dân chủ - dân sinh.

Nội dung tư tưởng: Phải tiến hành một cuộc cách mạng triệt để rồi chuyển biến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể;

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì sự vận động của lịch sử nước Nga đặt ra nội dung có sự phát triển: cách mạng dân chủ tư sản ở Nga mang tính chất nhân dân sâu sắc, có những dấu hiệu vô sản. Nó còn do yếu tố thời đại chi phối giai cấp tư sản mất vai trò lịch sử, giai cấp công nhân là lực lượng kiên quyết nhất vì mục tiêu dân chủ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp tư sản vừa và nhỏ có tinh thần dân chủ nhưng lừng khừng kết hợp với phong kiến chống lại phong trào cách mạng. Giai cấp nông dân là lực lượng cấp tiến nhất vì mục tiêu của họ gắn liền với việc thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.

Lênin chỉ rõ: Cách mạng dân chủ phải được tiến hành triệt để rồi chuyển ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng này nối tiếp nhau, có quan hệ biện chứng, giữa chúng không có bức tường thành ngăn cách: Nhân tố dân chủ được định hướng xã hội chủ nghĩa, nhân tố xã hội chủ nghĩa đặt trên mảnh đất dân chủ.

Theo Lênin việc chuyển biến cách mạng ngay từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có ba điều kiện:

Một là, phải tăng cường lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó

(vừa củng cố vừa tăng cường trong suốt quá trình cách mạng).

Hai là, Củng cố, phát triển khối liên minh công nhân và nông dân.

Ba là, Chuyên chính công nông được thay thế bằng chuyên chính vô sản.

-Sự vận dụng của Đảng trong Cách mạng Việt Nam:

Tính tất yếu của cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam

Sau năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển về tính chất từ một nước phong kiến sang một nước thuộc địa nửa phong kiến. "Cứu nước, giải phóng dân tộc" là đề tài bao trùm của người Việt Nam lúc đó. Phong trào "Cần vương" không thành công vì cứu nước giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến. Cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Phong trào cứu nước của Phan Bội Châu hoặc tiểu tư sản nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa tư bản. Các phong trào đó tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu dân tộc dân chủ cho nhân dân lao động, tỏ ra bất cập với thời

đại.

Yêu cầu dân tộc dân chủ của nhân dân lúc đó vượt khỏi phạm vi dân chủ tư sản, yêu cầu phải giải quyết theo một đường lối cách mạng triệt để, yêu cầu đó thể hiện ở nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột: đế quốc, tư sản, địa chủ nên nỗi uất hận về dân tộc mất nước, nỗi cực khổ của giai cấp conđường xã hội chủ nghĩa đã đặt cách mạng Việt Nam vào dòng chảy liên tục của cách mạng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người. Trong xây dựng chủ nghĩa chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm, nhưng từ đại hội VI của Đảng với đường lối đổi mới chúng ta đã có hướng đi đúng đắn hơn qua các kỳ đại hội VII, VIII, IX con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ nét hơn.

Với những gì chúng ta đạt được cũng như những khuyết điểm sai lầm đã mắc phải, trong quá trình đổi mới cho phép chúng ta khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện về chính trị, kinh tế, tiềm năng để đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kat