CAU 6/34: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1 & TYPE 2.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 6: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1 & TYPE 2.

        Bệnh tiểu đường là một bậch đã biết từ thế kỷ XI với các triệu chứng chính: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Nguyên nhân, quá trính phát sinh và phát triển rất phức tạp nên có tác giả gọi bệnh tiểu đường là : Hội chứng đái tháo đường.

        a) Tiểu đường type 1 (thể phụ thuộc insuline)

- Khởi phát từ thời thơ ấu hoặc trưởng thành (dưới 20 tuổi) .

- Đây là bệnh có yếu tố di truyền, nghiên cứu cho thấy có 2 – 5% số người cùng quần thể nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì 8 – 10% con cái cũng mắc. Khi cả cha và mẹ cùng mắc thì tới 40% số con mắc. Vậy rõ ràng bệnh đái tháo đường có tính chất di truyền. Di truyền trong đái tháo đường có thể được quy định bởi 1 hoặc nhiều gen lặn. Các gen này là HLA-DR3 và HLA-DR4 , DQW8. Gen kháng là HLA-DRW2.

- Yếu tố di truyền giải thích tại sao bệnh nhân bị đái đường lại thường hay có những đáp ứng miễn dịch lệch lạc. Các đáp ứng miễn dịch sai lệch bất thường này làm dễ là nguyên nhân làm tổn thương tế bào Beta của đảo tụy theo cơ chế tự miễn. Phát hiện có kháng thế chống tế bào Bêta của đảo tụy, kháng thể chống insuline và các thụ cảm thể của insuline, làm giảm hoặc mất hoạt tính của các enzym này.

- Ngoài ra, các đáp ứng miễn dịch sai lệch bất thường này dễ làm cho tác động của virus & độc tố lên tế bào Bêta của tuyến tụy và cuối cùng là phá hủy hoàn toàn gây thiếu tuyệt đối insuline.

-  Bệnh khởi phát cấp tính, diễn biến dao động và nhanh với các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều , đái nhiều, gầy nhiều. Thường dẫn tiến đến tử vong sau vài tháng trong bệnh cảnh suy kiệt và nhiễm acid nếu không được điều trị hoàn toàn bằng nguồn insullin ngoại sinh.

b) Tiểu đường type 2 (thể không phụ thuộc insuline)

- Chiếm 95 – 98% các trường hợp bị đái tháo đường.Thường khởi phát ở những người đứng tuổi bị béo phì hoặc trước đó đã có béo phì. Thể này là hậu quả của sự tăng đề kháng của tế bào đối với tác dụng của insuline. Lượng insuline bình thường hoặc tăng, không cần thiết phải điều trị bằng insuline.

- Các yếu tố di truyền được gợi ý qua các nghiên cứu trên những trẻ sinh đôi cùng trứng, xác định một tỷ lệ phù hợp gần như 100% sự mẫn cảm di truyền với đái đường trong trường hợp này dường như có liên quan với những biến đổi di truyền trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 11 rất gần với gen tổng hợp insuline.

- Liên quan với tuổi, độ béo phì và những người ít hoạt động chân tay. Đái đường type II có biểu hiện rất không thuần nhất: một số bệnh nhân có biểu hiện thiếu hụt tế bào béta và trong khi một số khác chỉ biểu hiện sự đề kháng với tác dụng của insuline thể hiện qua nồng độ insuline trong máu cao hơn rất nhiều so với bình thường.

- Triệu chứng thường không điển hình, xuất hiện từ từ khó phát hiện sớm. Thường chỉ biểu hiện bằng uống nhiều, tăng đi tiểu đêm. Phần lớn trường hợp có biến chứng rồi mới phát hiện ra bệnh. Thường kết hợp vs tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim.

Những trường hợp tiểu đường kèm ưu năng tuyến đối lập có thể coi là tiểu đường typ 2 thứ phát. Nồng độ insuline cao trong máu được coi là phản ứng của tụy nhằm tạo cân bằng. Điều trị bằng insuline ko có kết quả lâu dài mà phải giải quyết ưu năng ở tuyến đối lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro