Câu 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Phân tích tư tưởng của Lê-Nin về con đường  về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí khách quan? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu.

-Lênin viết: “từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan”.

*  Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

-Đây là giai đoạn đầu tiên cảu quá trình nhận thức khi sự vật phản ánh trực tiếp vào giác quan của con người đưa lại những hiểu biết ban đầu về sự vật.

-Có 3 hình thức cơ bản:

·         Cảm giác

·         Tri giác

·         Biểu tượng

  +Cảm giác:

                -Là hình ảnh đầu tiên thu được khi sự vật tác động trực tiếp đầu tiên vào cảm giác con người.Là kết quả đơn giản nhất của quá trình nhận thức.

                -Mỗi giác quan đưa lại cho ta 1 hay nhiều cảm giác, nỗi sự vật gây ra bao nhiêu cảm giác là tùy thuộc vào bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng cụ thể.Đây là những tri thức riêng lẻ khác nhau của sự vật, về ảnh bề ngoài sự vật mang tính chất cảm tính.

+Tri giác:

               -Là tập hợp của nhiều cảm giác, là hình ảnh về toàn bộ sự vật do nhiều cảm giác đem lại.Đây cũng là tri thức cảm tính ban đầu về sự vật nhưng hoàn chỉnh đầy đủ hơn so với cảm giác.

  VD: Cái bảng màu xanh, trơn, nhẵn…

+Biểu tượng:

              -Là tập hợp những nét, những đặc điểm riêng biệt nổi bật, điển hình của sự vật sau khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào giác quan của con người, nó là biểu hiện bước đầu khả năng khái quát tư duy là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính và là cơ sở trực tiếp của khái niệm.

      VD: Nói đến chanh, biểu tượng là chua.

 *  Giai đoạn tư duy trìu tượng (nhận thức lý tính):

-Là giai đoạn tiếp tục của quá trình nhận thức.Ở giai đoạn này ngoài sự tham gia của các giác quan còn có sự tham gia của tư duy và quá trình nhận thức.

-Có 3 hình thức cơ bản:

·         Khái niệm

·         Phán đoán

·         Suy lý

      +Khái niệm: là 1 hình thức của tư duy trìu tượng, phản ánh bản chất sâu sắc nhất của đối tượng mà nó nhận thức.

       VD: khái niệm về kim loại, ma sát, sinh viên,…

       Duy cam+Phán đoán: là 1 hình thức của tư duy trìu tượng nhằm liên kết các khái niệm để rút ra 1 nhận định hoặc là đúng hoặc sai về đối tượng mà nó nhận thức.

      VD: “dân tộc VN là một dân tộc anh hùng” Đây là 1 phán đoán vì nó là sự liên kết của 2 khái niệm “dân tộc VN và anh hùng”, khẳng định anh hùng là thuộc tính của dân tộc Việt Nam.

      +Suy lý (suy luận): là hình thức cao nhất của nhận thức lý tính, nó được hình thành thông qua việc liên kết và sử dụng các phán đoán để rút ra 1 phán đoán mới có tính kết luận.

Giai đoạn thực tiễn:

-Thực tiễn làm công tác kiểm tra nhận thức.Giả sử không cần kiểm tra nhận thức thì vẫn phải quay lại thực tiễn:

·         Nếu thực tiễn trả lời là đúng thì nhận thức là đúng

·         Nếu thực tiễn trả lời là sai thì nhận thực có thể đúng hoặc sai.

   VD: mọi kim loại đều dẫn điện.Nước không phải là kim loại => nước không dẫn điện.

* Phân ra 3 giai đoạn nhận thức ở trên chỉ có ý nghĩa tương đối, thực chất chúng có mối nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động (trực tiếp lấy tái hiện từ thực tiễn) và nối lại được khép kín ở giai đoạn thực tiễn nhưng điều đúng không phải kết thúc nhận thức mà chỉ là sự kết thúc 1 chu trình nhận thức và mở ra 1 chu trình cao hơn

* Chia thành trực quan sinh động và tư duy trìu tượng cũng chỉ là tương đối, 2 giai đoạn này thống nhất, bổ sung cho nhau do đó nếu ta tách rời hoặc tuyệt đối hóa 1 trong 2 giai đoạn thì sẽ dẫn đến sai lầm:

·         Sai lầm của chủ nghĩa duy cảm: tuyệt đối hóa cảm nhận thức, cảm tính.

·         Sai lầm của chủ nghĩa duy lý: tuyệt đối hóa nhận thức lý tính.

* Ý nghĩa phương pháp luận:

-Muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải thông qua hoạt động thực tiễn, bắt sự vật bộc lộ ra những thuộc tính của nó

-Phải có tư duy khoa học để nhận thức sự vật, tránh nhận thức chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính, và tách dời hoạt động thực tiễn.

-Chống bệnh giáo điều, sách vở, tránh tuyệt đối hóa thực tiễn cũng như tuyệt đối hóa về mặt lý luận.

-Liên hệ bản thân:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro