Câu 6-9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Văn bản nào quy định về tổ chức hoạt động của mạng lưới ATVSV? Mạng lưới ATVSV là gì? Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của mạng lưới ATVSV? Liên hệ việc thực hiện của mạng lưới ATVSV tại cơ sở:

Trả lời:

Văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của mạng lưới ATVSV là Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 31/10/1998.

ATVSV là hình thức hoạt động về bảo hộ lao động của NLĐ được thành lập theo thoả thuận của người sử dụng lao động và BCH Công đoàn Cơ sở. Nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV có thể tóm tắt trong 8 chữ sau: Đôn đốc - Kiểm tra - Tham gia - Kiến nghị.

1- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ - VSLĐ trong sản xuất, bảo quản trang bị an toàn và sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ, hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng và mới chuyển đến làm việc ở tổ.

Tại Công ty Điện lực Hải Dương, trước khi tổ chức triển khai thực hiện công việc, ATVSV phối hợp với tổ trưởng sản xuất phổ biến nội dung công việc, biện pháp làm việc an toàn, kiểm tra các trang bị dụng cụ an toàn và BHLĐ của công nhân trong tổ. Trong quá trình làm việc kịp thời nhắc nhở anh em khi thấy họ thực hiện chưa đúng các quy định về ATVSLĐ và chế độ BHLĐ; Sau khi kết thúc công việc kiểm tra, đôn đốc anh em thực hiện đúng quy định về bảo quản trang bị dụng cụ an toàn. Khi có CBCNV mới được phân công về tổ SX, ATVSV phối hợp cùng tổ trưởng SX hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp làm việc an toàn, chỉ cho họ biết các nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh lao động đặc thù của công việc.

2- Tham gia góp ý với tổ trưởng trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc.

Hàng năm, khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, Mạng lưới ATVSV của Công ty đều tham gia góp ý, đề xuất với tổ trưởng sản xuất, cấp trên về Kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc.

3- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo ATLĐ - VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn của máy móc thiết bị nơi làm việc.

Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể tại nơi làm việc, các ATVSV tại Công ty Điện lực Hải Dương kiến nghị với cấp trên trang bị các phương tiện, dụng cụ an toàn và BHLĐ cho phù hợp công việc, sửa chữa, khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn do đặc thù của nơi làm việc và máy móc thiết bị.

Tại Công ty Điện lực Hải Dương mạng lưới ATVSV đã được Công đoàn thoả thuận với Ban Giám đốc Công ty ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV, căn cứ vào tình hình thực tế nhanh chóng kịp thời ra quyết định bổ xung, thay thế.

BCH Công đoàn đã thoả thuận với BGĐ Công ty tri trả tiền phụ cấp trách nhiệm cho các ATVSV trong Công ty với mức 2% lương của ATVSV.

Với tinh thần trách nhiệm, trong những năm qua mạng lưới ATVSV tại Công ty Điện lực Hải Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn được giao do đó trong những năm qua tại Công ty Điện lực Hải Dương không có người bị tai nạn lao động, không có người mắc bệnh nghề nghiệp. Hàng tháng các ATVSV đều tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động, đề ra phương hướng hoạt động cho tháng tới đồng thời gửi báo cáo hoạt động về Công đoàn Công ty (năm 2008 có 120 lượt báo cáo với 465 biên bản kiêm tra hiện trường do các ATVSV lập).

Câu 7:

Để hoạt động có hiệu quả ATVSV cần phải có phương pháp hoạt động như thế nào? Nêu điều kiện cần thiết để ATVSV hoạt động tốt? Liên hệ việc thực hiện của các ATV ở cơ sở anh ( chị)?

Đáp án:

a- Phương pháp hoạt động của mạng lưới ATVSV.

Hàng ngày bám sát hiện trường sản xuất, trên cơ sở đi sâu nghiên cứu yêu cầu AT-VSLĐ và chế độ chính sách BHLĐ đối với đơn vị mình, nắm chắc diễn biến tình hình AT-VSLĐ của máy móc, thiết bị, nơi làm việc và việc chấp hành của các tổ viên trong tổ.

- Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

- Gương mẫu chấp hành các quy định về BHLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ thực hiện.

- Kết hợp biện pháp vận động, thuyết phục với sử dụng quyền hạn được đơn vị giao cho để đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm bừa, làm ẩu.

b. Điều kiện đảm bảo hoạt động của mạng lưới ATVSV

- Về pháp lý: BCH CĐCS phối hợp với NSDLĐ ra quyết định công nhận ATVSV, thông báo công khai cho mọi người biết và có giao nhiệm vụ và quyền hạn cho ATVSV thực hiện.

- Chế độ sinh hoạt nghiệp vụ: ATVSV có chế độ sinh hoạt, được tạo điều kiện về thời gian nhất định trong giờ sản xuất để làm nhiệm vụ và được tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn về BHLĐ.

- Chế độ động viên hoạt động: ATVSV được động viên, khen thưởng về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả. CĐCS cần trao đổi thống nhất với NSDLĐ để có chế độ động viên thích hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng DN.

Liên hệ:

- Hàng ngày các ATVSV tại Công ty Điện lực Hải Dương bám sát hiện trường sản xuất đôn đốc, kiểm tra, giám sát CBCNV trong tôt thực hiện tốt quy trình kỹ thuật an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Viêt Nam ban hành năm 1999 đã xửa đổi bổ xung năm 2002 cùng với việc nghiên cứu hiện trường làm việc, quy trình , quy phạm vận hành cầu dao, máy cắt, máy biến áp, các thiết bi nâng, thiết bị áp lực ... hiện có tại tổ sản xuất để kịp thời nhắc nhở các tổ viên thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản của nhà nước quy định về AT-VSLĐ và chế độ chính sách BHLĐ để kịp thời đề xuất kiến nghị với tổ trưởng và cấp trên việc thực hiện các nội dung trên. Thường xuyên có mặt tại hiện trường và trao đổi với nhóm giữa các ATVSV có cùng nội dung côgn việc, máy móc thiết bị tương đồng để rút kinh nghiệm trong qua trình làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc.

- Kịp thời uốn nắn các biểu hiện vi phạm của tổ viên. Nghiên cứu, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị để dề xuất kịp thời biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

- Gương mẫu chấp hành các quy định về BHLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ thực hiện. Trong năm 2008 không có ATVSV nào bị cắt giảm thưởng do vi phạm chế độ BHLĐ, vi phạm quy trình quy phạm KTAT và các quy định khác về BHLĐ

- Thường xuyên đi sâu, đi sát, nắm bắt thói quen, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tổ viên kiên trì giáo dục thuyết phục, sử dụng linh hoạt hợp tình hợp lý quyền hạn được đơn vị giao cho để đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm bừa, làm ẩu.

Câu 8:

Hãy nêu những biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm phòng ngừa chấn thương trong lao động sản xuất? Liên hệ việc thực hiện các biện pháp ở đơn vị anh (chị)?

Đáp án:

Để phòng ngừa chấn thương trong lao động sản xuất cần áp dụng 8 biện pháp cơ bản sau:

1.Sử dụng máy, thiết bị, công nghệ an toàn thay cho máy, thiết bị, công nghệ không an toàn;

Hàng năm, khi lựa chọn thiết bị, máy móc, công nghệ để thay thế hoặc mở rộng sản xuất, Công ty Điện lực Hải Dương luôn luôn chú ý việc lựa chọn các máy, thiết bị, công nghệ mới có độ an toàn cao hơn so với máy và thiết bị công nghệ cũ như thay thế đường dây 6kv dây trần của lưới điện TP Hải Dương bằng các dây bọc, cáp ngầm, sử dụng các máy cắt, cầu dao công nghệ tiên tiến theo hướng uư tiên công nghệ cao, số hoá, tự động hoàn toàn hoặc một phần, giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp của công nhân quản lý vận hành với các vùng có nguy cơ tiềm ẩn. Dùng máy đo độ cao đường dây, khoảng cách tiên tiến thay cho việc phải cắt điện đường dây để đo thủ công hoặc dùng sào cách điện để đo chiều cao đường dây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

2.Che chắn an toàn vùng nguy hiểm: Bao che, rào chắn...

Tại Công ty Điện lực Hải Dương các khu vực nghuy hiểm như các đầu cự vào máy cắt, tủ bảng điều khiển đều được đặt trong buồng kín có tấm chắn, cửa chắn, lưới chắn để ngăn chặn việc vi phạm khoảng cách an toàn, khi làm việc gần đường dây thiết bị mà vì yêu cầu công việc không thể cắt điện các đường đây, thiết bị đó thì khu vực nguy hiểm đều được đặt rào chắn, bao che, treo biển báo, biển cấm và cử người giám sát để đảm bảo an toàn.

3.Sử dụng các thiết bị phòng ngừa như: Van an toàn của thiết bị áp lực, cầu chì, cầu dao,...

Đối với hệ thống phân phối điện, Công ty Điện lực Hải Dương đặc biệt chú trọng việc sử dụng các thiết bị phòng ngừa như cầu dao, máy cắt, cầu chì, rơ le bảo vệ, khoá liên động v.v để đảm bảo an toàn. Đối với các thiết bị áp lực đều lắp đặt đầy đủ van an toàn, màng phòng nổ, rơ le bảo vệ... Đối với thiết bị nâng có cơ cấu không chế độ cao, chống quá tải, chống lật, chống tuột dây, tuột móc .v.v.

4.Không vi phạm khoảng cách, kích thước an toàn đã quy định, đặc biệt là không vi phạm quy định về hành lang an toàn đối với lưới điện cao thế.

Trước khi làm việc liên quan đến đường dây, thiết bị mang điện, Công ty Điện lực Hải Dương đều thực hiện lập Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn trong đó đặc biệt chú trọng đến khoảng cách an toàn, kích thước an toàn và quy định về Hành lang an toàn đối với lưới điện cao áp, hạ áp.

5.Sử dụng tín hiệu, dấu hiệu AT: Âm thanh, màu sắc, ánh sáng, biển báo ..

Với các khu vực, vùng nguy hiểm, Công ty Điện lực Hải Dương đều sử dụng biển báo an toàn, còi , chuông, đèn báo v.v để cảnh báo vùng nguy hiểm, khu vự nguy hiểm và các sự cố xảy ra.

6.Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: Cơ khí hoá, tự động hoá, điều khiển từ xa, ... để cách ly vùng nguy hiểm đối với người lao động.

Tại Công ty Điện lực Hải Dương đã và đang từng bước thay thế các máy cắt, cầu dao phải thao tác bằng tay bằng các thiết bị đóng cắt điều khiển tự đông, CBCNV thực hiện thao tác tại buồng điều khiển trung tâm cách ly với vùng nguy hiểm khi thực hiện thao tác.

7.Bảo dưỡng, sửa chửa phòng ngừa; kiểm nghiệm dự phòng thiết bị trước khi đưa vào sử dụng

Đình kỳ hàng năm, Công ty Điện lực Hải Dương đều tổ chức kiểm tra, thí nghiệm định kỳ các thiết bị đường dây trên lưới điện, kịp thời sửa chữa thường xuyên, lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn đảm bảo tình trạng máy móc, thiết bị, đường dây vận hành an toàn.

8.Sử dụng các PTBVCN và dụng cụ an toàn.

Việc thực hiện PTBVCN và dụng cụ an toàn được Công ty Điện lực Hải Dương đặc biệt quan tâm, chú trọng, trang cấp đầy đủ cho CBCNV trong Công ty, tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng, bảo quản các trang bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân tại các đơn vị, tổ sản xuất và CBCNV viên được giao trực tiếp bảo quản, sử dụng, (năm 2008 chi cho PTBVCN là 560 triệu, mua sắm bổ xung thay thế dụng cụ an toàn là 750 triệu, kiểm tra hiện trường cấp Công ty là 74 lượt cấp chi nhánh, phân xưởng, đội, trạm, tổ sản xuất là 540 lượt).

Câu 9:

Hãy cho biết các nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện trong lao động sản xuất? Liên hệ thực tế ở đơn vị anh ( chị)?

Gợi ý:

Có 9 nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện trong lao động sản xuất:

1.Lớp bọc cách điện của dây dẫn hay các bộ phận mang điện bị hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu cách điện.

2.Việc che, chắn, bao che các bộ phận mang điện không thực hiện theo quy định.

3.Vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, đặc biệt là với điện cao thế.

4.Không thực hiện nối đất, nối không bảo vệ hoặc có nhưng không đạt yêu cầu kỹ thuật ( dây nối đất, nối không có điện trở quá lớn)

5.Không thực hiện đúng quy trình, quy phạm an toàn khi vận hành các máy các động cơ điện, khi sửa chữa điện.

6.Người lao động không được huấn luyện kỹ thuật an toàn điện.

7.Làm việc khi chưa đủ các điều kiện an toàn, các hư hỏng về điện không được sửa chữa kịp thời.

8.Thiếu các biển báo an toàn điện

9.Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ điện cầm tay không đạt yêu cầu chất lượng an toàn.

Liên hệ: Để phòng ngừa 9 nguyên nhân gây tai nạn điện trong lao động sản xuất, Công ty Điện lực Hải Dương đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

Đối với các thiết bị điện, phương tiện, dụng cụ có điện, trước khi đưa vào sử dụng đều phải thí nghiệm kiểm tra cách điện theo quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn của nhà sản xuất;

Các bộ phận mang điện của đường dây, thiết bị nhất thiết phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định, các vị trí công tác, thao tác phải được cắt điện, tiếp đất hoặc bao che, ngăn cách bằng rào chắn, vật liệu cách điện nếu không thể cắt điện.

CBCNV khi đi công tác, thao tác phải sử dụng đầy đủ trang bị kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đối với các đường dây, máy, thiết bị điện đều phải có quy trình vận hành, quy trình thao tác và quy trình xử lý sự cố.

Toàn bộ các đường dây, thiết bị điện đều phải nối đất nối không và đảm bảo cách điện trước khi đưa vào vận hành. Có rào chắn, biển báo, biển chỉ dẫn khu vự nguy hiểm có điện, khu vực cho phép làm việc, nhân viên giám sát an toàn hoặc người chỉ huy trực tiếp phải có mặt thường xuyên liên tục tại hiện trường để giám sát an toàn.

Các chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác, chế độ giao nhận đường dây, thủ tục cho phép vào làm việc phải được tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn điện.

Các tay cầu dao, máy cắt đang cắt điện, có người làm việt trong vùng ảnh hưởng của thiết bị bảo vệ đó đều phải treo biển cấm đóng điện có người đang làm việc, phải khóa tay cầu dao hoặc bộ truyền động, chỉ khi người và thiết bị rút hết khỏi đường dây, thiết bị điện mới cho phép đóng điện chở lại.

Trang bị đầy đủ các trang bị KTAT và phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên đi công tác, thao tác. Trước khi tiến hành các công việc gần và trên đường dây, thiết bị điện phải lập và được phê duyệt phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn.

Định kỳ các thiệt bị điện, vật liệu cách điện, phương tiện KTAT, trang bị bảo vệ cá nhân đều phải được thí nghiệm như Găng, ủng cách điện 6 tháng thí nghiệm 1 lần, Sào cách điện 1 năm 1 lần ...

Định kỳ hàng năm, huấn luyện và Kiểm tra QTKTAT điện, xếp bậc an toàn và cấp thẻ an toàn cho CBCNV trong Công ty. Các trường hợp kiểm tra không đạt phải học và kiểm tra sát hạch lại quy trình, trong thời gian học lại quy trình không được làm các công việc có liên quan đến điện. Thường xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất tại hiện trường nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cá nhân, đơn vị vi phạm QTKTAT, tiến hành cắt giảm thưởng các trường hợp vi phạm quy trình KTAT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#6-9#câu