Câu 6: Chức năng của globulin miến dịch ( chức năng của Fab và Fc)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Chức năng của globulin miến dịch ( chức năng của Fab và Fc)

Trả lời:

Vùng V trên Fab có chức năng nhận biết cái lạ( KN) và kết hợp đặc hiệu với nó, bất hoạt nó. Phần Fc làm nhiệm vụ tương tác với phân tử, tế bào khác, hoạt hóa cơ chế miến dịch không đặc hiệu, qua đó thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Chức năng nhận biết, kết hợp đặc hiệu KN: chức năng của Fab

Chức nhận biết được thực hiện thông qua việc phân tử Ig kết hợp đặc hiệu với epitop KN. Vị trí kết hợp nằm ở vùng Vcủa chuỗi nhẹ và chuỗi nặng,  phân tử Ig monomer có 2 vị trí kết hợp KN hoàn toàn giống nhau. Như vậy mỗi clon tương bào chỉ sản xuất ra 1 loại KT đặc hiệu với 1 loai epitop KN. Nhờ khả năng kết hợp đặc hiệu mà Ig có thể tác động trực tiếp lên KN và làm:

- Bất hoạt các phân tử có hoạt tính: trung hòa độc tố do VK tiết ra( uốn ván, bạch hầu) bằng cơ chế khử hoạt:

Vị trí hoạt động của pt KN có hoạt tính bị KT che phủ bằng sự kết hợp khiến nó không thể kết hợp với thụ thể của tb đích.

Cấu hình của vị trí có hoạt tính bị biến dạng không còn đặc hiệu với đích nữa.

Phân tử có hoạt tính thay đổi hình thể không gian.

- Bất hoạt virus: KT làm cho virus mất khả năng kết hợp với thụ thể của tb đích, do vậy virus không xâm nhập được vào nội bào, nhanh chóng bị chết ở ngoại bào. Trường hợp virus xâm nhập được vào nội bào thì sẽ xuất hiện nhưng epitop KN trên bề mặt tb sẽ bị Kt kết hợp. Trường hợp này KT không có tác dụng trực tiếp tiêu diệt virus nhưng có tác dụng hấp dẫn ĐTB, NK đến tiêu diệt tb nhiễm virus lẫn virus bên trong. Đó là cơ chế gây độc phụ thuộc KT.

- Bất hoạt VK, KST và ấu trùng của chúng: do các cánh Fab của Ig kết hợp đặc hiệu với epitop KN của chúng.

Xoắn khuẩn mất khả năng hoạt động.

Tốc độ nhân lên của VK giảm hoặc mất. VK bị tiêu diệt nhanh chóng hơn nhờ ĐTB, do hoạt hóa bổ thể hoặc do thuốc.

KSV đơn bào hoặc đa bào bị KT tiêu diệt như cơ chế tiêu diêt VK. Nhiều loại ấu trùng ( giun, sán) bị IgG, IgA ở ruột làm chậm hoặc ngừng phát triển, tỷ lệ nở và trưởng thành giảm rõ rệt, hoặc chúng bị ngăn chặn bám vào màng nhầy nên không xâm nhập được qua niêm mạc ruột vào máu. IgE trong các mô có vai trò quan trọng bất hoạt và diệt KSV và ấu trùng của nó. Sự kết hợp KT với KSV tạo điều kiện cho BC ái toan và ĐTB đến tiệu diệt chúng.

           Như vậy các globulin miễn dịch với phần Fab kết hợp đặc hiệu với KN sẽ gây hiện tượng tủa, ngưng kết.  Bằng cách gây tủa, ngưng kết, KT có vai trò làm KN từ dạng phân tán trở thành tập trung lại, sẽ không di chuyển, xâm nhập. Do vậy, hạn chế khả năng lan rộng của chúng, đồng thời tạo điều kiện quy tập các biện pháp bảo vệ không đặc hiệu vào nơi KN tập trung ( viêm, thực bào, độc tb, bổ thể ...)

Chức năng hoạt hóa hệ miễn dịch không đặc hiệu: chức năng của Fc. ( chỉ được thực hiện khi Fab đã kết hợp đặc hiệu với KN)

- Chức năng hoạt hóa bạch cầu:

Phần Fc của pt Ig thuộc một số lớp và dưới lớp có khả năng gắn với 1 số tb và hoạt hóa chúng:

Hoạt hóa BC thực bào ( ht opsonin hóa).

Các ĐTB và BCTT có các receptor với Fc của IgG và IgM. VK, đơn bào hay đa bào mang KN đã gắn IgM hay IgG thì chúng dễ bị thực bào nuốt và tiêu hủy. ĐTB và BCTT còn có C3bR vì vậy khả năng thực bào sẽ được tăng cường nếu đối tượng thực bào có gắn cả IgM và IgG và C3b.

Hoạt hóa tb gây độc:

BC ái toan có thể trở thành tb gây độc nếu FcR của nó đc Fc của IgE hoặc IgG gắn vào. Bằng cách này BC ái toan diệt KST và ấu trùng của nó dễ dàng hơn khi các đối tượng này được phủ bởi KT đặc hiệu.

Độc tính của NK tăng lên và chúng trở thành định hướng khi có IgG làm cầu nối giữa chúng và tb đích.

Hoạt hóa tb ái kiềm và tb mast

Tb ái kiềm và tb mast có FcR gắn Fc của IgE và IgG1, IgG3 và IgG4. Khi Fab của chúng kết hợp với KN thông qua FcR sẽ hoạt hóa các tb này làm hạt bên trong tb phóng thích ra các hóa chất trung gian như serotonin, histamin… các chất hoạt mạch này làm tăng tính thấm thành mạch, do đó KT trong máu và các ĐTB dễ dàng lọt qua thành mạch tới nơi có KN xâm nhập.

- Hoạt hóa cơ chế vận chuyển Ig qua màng tb.

Tb biểu mô ruột có FcR, nhờ có receptor này mà IgA tiết được vận chuyển qua các tb thành ruột rồi giải phóng vào lòng ruột thực hiện vai trò bảo vệ niêm mạc ruột. tương tự như vậy KT này tiết ra ở nước bọt, sữa, niêm mạc đường hô hấp và các niêm mạc khác hay đc tiết từ sữa mẹ được hấp thu qua ống tiêu hóa của trẻ  đang thời kì bú mẹ.

Trên mặt hợp bào nuôi ở nhau thai cũng có cac receptor với Fc của IgG, do vậy có cơ chế vận hành tích cực IgG từ máu mẹ sang cơ thể thai.

- Hoạt hóa bổ thể:

 IgM, IgG1 và IgG3 khi kết hợp với KN (thông qua Fab) sẽ tạo ra các phức hợp KN-KT, điều này làm thay đổi cấu trúc của nó và bộc lộ các vị trí hoạt hóa C’ trên Fc. Điều kiện để hoạt hóa C’  là phải có 2 Fc đứng cạnh nhau và IgM luôn thỏa mãn điều kiện này. IgM là Ig hoạt hóa C’ mạnh nhất. Kết quả là hệ thống C’ được hoạt hóa và tăng hiệu quả MD của cơ thể.

- Phối hợp MD đặc hiệu và MD không đặc hiệu:

Nếu không có sự xuất hiện của Ig, các phần tử của MDKĐH vẫn sẽ tham gia tiêu diệt KN nhưng sự xuất hiện của Ig sẽ khiến KN bị tập trung lại, đồng thời hấp dẫn và hoạt hóa và tăng cường khả năng của các cơ chế MDKĐH. Vì vậy có thể coi KT như là cầu nối phối hợp MDĐH và MDKĐH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#h3oh3o